Minh Vũ's Blog

Just another WordPress.com weblog

Archive for Tháng Tư, 2009

Dinh dưỡng cho giai đoạn ăn dặm

Posted by xpss trên 29/04/2009

Thưa bác sĩ, lần đầu làm mẹ em không khỏi bối rối trong việc chăm sóc con. Em không biết khi nào có thể cho bé ăn dặm và ăn dặm như thế nào để đảm bảo sự phát triển cho bé. Xin bác sĩ giải đáp giúp.

Trả lời:

Việc ăn dặm nên được tiến hành từ từ bằng cách thay dần các bữa bú bằng bột cháo… Bạn cần lập trình một chế độ dinh dưỡng thật hoàn hảo để đảm bảo cho trẻ sự phát triển tốt nhất và phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng. Tránh cho ăn dặm đột ngột vì dễ làm cho trẻ bị sang chấn tinh thần và dễ sinh biếng ăn.

Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ:

Từ 4 đến 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, phải khẳng định rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất. Không nhất thiết phải cho trẻ ăn thêm trong thời gian này.

Tuy nhiên, nếu muốn bạn có thể cho trẻ ăn những món ăn mềm, ninh nhừ và loãng. Ví như có thể cho bé ăn nước cháo loãng hay ăn thêm các loại hoa quả đã nghiền nát. Hay đậu lăng cũng là món ăn bổ dưỡng và dễ tiêu hóa.

Các chuyên gia khuyên chỉ nên cho trẻ ăn những món ăn đặc khi từ 6 tháng tuổi trở lên, để bảo vệ sự an toàn cho hệ tiêu hóa.

Lưu ý: Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em trong giai đoạn này có thể tiêu hóa và hấp thu những loại rau, củ quả có màu vàng hay da cam dễ dàng hơn nhiều so với những loại có màu xanh đậm.

Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm:

– Có chứa Gluten (có trong bột mỳ, lúa mạch đen và các món ăn chế biến từ lúa mạch như bánh mỳ, bột mỳ, mỳ ống, bánh bít cốt và yến mạch).

– Trứng

– Cá hay các loại hải sản

– Các sản phẩm chế biến từ đậu tương

– Quả Kiwi

Mật mong

– Các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, dâu tây.

– Bơ

– Thịt gà hay thịt lợn

– Muối

Từ 6 đến 9 tháng tuổi

Có thể cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm sau:

– Các loại rau củ quả (nhưng lưu ý rằng bé phải không bị dị ứng với chúng). Giai đoạn này bạn có thể cho trẻ ăn cả những loại trái cây mà trước đó bé không được ăn như cam quýt, dâu tây, kiwi.

– Yến mạch và những thực phẩm có chứa nhiều gluten khác. Tránh những loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ

– Trứng chín kỹ

– Bơ đậu phộng và lạc (nhưng cần lưu ý vì trẻ rất dễ bị hóc nên cần xay nhỏ lạc).

– Thịt gà

– Cá

– Thịt gia súc như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu

Lưu ý: Tốt nhất nên cho trẻ ăn thịt gà trước khi cho ăn các loại thịt khác.

Không nên cho bé ăn những loại thực phẩm như:

– Mật ong.

– Muối.

– Thịt cá mập, cá kiếm, cá maclin (vì trong chúng có chứa hàm lượng thủy ngân cao)

– Sữa dê và sữa cừu.

– Không nên cho bé ăn pho mát khi nó đã rữa và chảy mềm.

Từ 9 đến 12 tháng

Có thể bổ sung cho trẻ những nhóm thực phẩm như trong giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, nên tăng cường chất xơ và thức ăn có thể cắt miếng vì khi đó bé đã mọc răng và có thể tự nhai.

Thu Hà

Theo NM

Việt Báo (Theo_DanTri)

Tìm hiểu: sự phát triển, như thế nào, có thể, giai đoạn, dinh dưỡng, Thể Cho, các loại, bác sĩ, dặm, trẻ, , thịt, em

Posted in Uncategorized | 1 Comment »

Các món ăn giàu can xi cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi

Posted by xpss trên 29/04/2009

Chất can xi có nhiều trong các món ăn được chế biến từ gà, trứng, đậu phụ, tôm,….


Image

Ảnh sưu tầm

 

1. Bột gạo – cá quả

Nguyên liệu:
Bột gạo (hoặc bột dinh dưỡng), cá luộc chín lọc lấy thịt (nên lấy thịt ở phần má để tránh xương dăm), rau cải mỗi thứ 15-20g,
Muối I-ốt hoặc nước mắm một ít .
Dầu ăn: 1/2-1 thìa cà phê

Cách làm: Cho bột vào nước lã khuấy đều thành hồ, sau đó cho vào nồi, đun sôi khoảng 5 phút thì cho rau cải, cá đã làm sạch vào.
Đậy cung đun sôi 2-3 phút, nêm muối vừa ăn là được.

Trong cá chứa hàm lượng canxi và Omega, rất có ích cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Mỗi tuần nên cho trẻ ăn từ 1-2 bữa cá.

2. Súp trứng gà – đậu phụ

Nguyên liệu:

lòng đỏ trứng gà 1 quả
đậu phụ tươi, 30g (3 thìa cà phê)
nước dùng sườn non: một bát con
một ít hành thái nhỏ.
Muối i ốt hoặc nước mắm: một ít

Cách làm:

Trứng gà đánh đều, đậu phụ nghiền nát,
Đun sôi nước xương hầm
Sau đó cho đậu phụ vào nấu chín, cho mặn vào, sau đó cho trứng gà vào.
 

Trứng gà , đậu phụ không chỉ giàu chất canxi, mà còn rất mềm dễ ăn. Đặc biệt dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi tập nhai rất tốt.
Tuy nhiên, lượng trứng nhiều hay ít sẽ tuỳ thuộc độ tuổi của trẻ. Trước tiên nên cho ăn 1/6 lòng đỏ, tăng dần lên tới 1 lòng đỏ cho khi trẻ 1 tuổ.

bibi.vn

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Bệnh còi xương ở trẻ – phương pháp phòng và chống

Posted by xpss trên 29/04/2009

Trẻ bị còi xương thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.
 

Bác sĩ cho tôi hỏi: con gái tôi được 7 tháng nặng 7 kg. Gần đây tóc cháu có rụng hình vành khăn, tôi có hỏi bs thì được biết cháu còi xương. Tôi đang phân vân chưa biết làm thế nào cả. Cháu nhà tôi như vậy có phải còi xương không? Mọi cử chỉ của cháu rất nhanh nhẹn và cháu ăn cũng khỏe nữa. Bây giờ tôi phải làm thế nào? Xin cảm ơn! (Trần Hải Yến)

Trả lời:

Con gái chị được 7 tháng nặng 7 kg thì chị cần nghiên cứu lại chế độ ăn phù hợp cho cháu vì cháu như vậy là hơi thiếu cân so với lứa tuổi của cháu.

Thông thường trẻ bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi và phốtpho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi-phốtpho. Những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.

Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương

– Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

– Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

– Các biểu hiện ở xương: Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

– Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: Chuỗi hạt sườn, nhô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

– Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón.

– Chậm phát triển vận động: Chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

– Trong trường hợp còi xương cấp tính: Trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

Những trẻ nào dễ có nguy cơ bị còi xương

– Trẻ sinh non, sinh đôi; Trẻ nuôi bằng sữa bò; Trẻ quá bụ bẫm; Trẻ sinh vào mùa đông.

– Các bà mẹ cần phân biệt: Bệnh còi xương và còi cọc.

+ Trẻ còi cọc: Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.

+ Bệnh còi xương: Có thể gặp ở cả những trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phốtpho cao hơn trẻ bình thường.

Cần phải làm gì khi trẻ bị còi xương

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp các bệnh viện. Bởi vì dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốtpho. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

Cho trẻ uống vitamin D 4000 Ul/ngày trong 4-8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000-10.000 Ul/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 Ul/ống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.

Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: Canxi B1-2-6 từ 1-2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.

Chế độ ăn uống:

– Cho trẻ bú mẹ.

– Ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: Sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.

– Cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: Vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Phương pháp phòng và chống bệnh còi xương ở trẻ em

– Khi có thai, người mẹ phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Để tránh bị sinh non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 200.000Ul.

– Sau sinh, cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.

– Sau khi sinh 2 tuần, cho trẻ ra tắm nắng 15-20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ).

– Cho trẻ uống vitamin D 400Ul/ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông.

– Khi trẻ ăn bổ sung: Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: Sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.

Để chẩn đoán bé có còi xương hay không, chị nên đưa bé đến Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng để được các bác sĩ khám và hướng dẫn cụ thể. Chị không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ.

(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo – không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

Chúc chị và gia đình sức khỏe!

“Từ điển Y dược trực tuyến”

http://www.thuocbietduoc.com.vn

D.H.T

Việt Báo (Theo_VnMedia)

Tìm hiểu: Trần Hải Yến, bệnh còi xương, làm thế nào, chế độ ăn, xin cảm ơn, vitamin D, phương pháp, có thể, phải làm, 7 tháng, bác sĩ, trẻ, cháu, canxi, phòng

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?

Posted by xpss trên 29/04/2009

Vì sức khỏe của con, bạn hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu.


Image

Ảnh: sưu tầm

Giai đoạn 4-6 tháng, khi mẹ đi làm, và Sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của con thì có thể tiến hành cho bé tập ăn dặm.

Nguyên tắc khi cho bé tập ăn dặm

Căn cứ vào khả năng tiêu hoá của đường ruột, dạ dày mà lựa chọn món ăn phù hợp: ví dụ bé 4-5 tháng tuổi có thể ăn bột cá, bột gan. Hàm lượng mỡ trong thịt lợn cao, nên cho bé ăn bột thịt lợn muộn hơn một chút.

Từ ít đến nhiều: ví dụ mới đầu chỉ cho trẻ ăn khoảng một thìa bột, một ít lòng đỏ trứng, sau tăng dần lượng lên.

Làm quen dần dần: mỗi loại thức ăn nên cho bé ăn trong khoảng một tuần rồi sau đó mới cho bé thử sức với thức ăn mới.

Từ tinh đến thô: khi mới cho ăn thì nên xay nhuyễn bột, sau đó mới xay sơ sơ rồi tiến tới không cần xay nữa.

Từ loãng đến đặc: mới đầu cần trộn bột loãng để bé dễ nuốt, sau mới cho đặc dần.

Thức ăn cần phải đa dạng, tươi ngon và đảm bảo an toàn khi chọn mua cũng như khi chế biến.

Kinh nghiệm

Khi mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm, bạn đừng vội quan tâm tới thành phần dinh dưỡng. Nên bắt đầu cho bé tập ăn bột gạo vì đó là thức ăn an toàn nhất.

Nếu bé kháng cự, đừng ép bé ăn mà hãy chuyển cho bé tập món khác, sau vài tuần lại cho bé ăn món cũ.

Tuyệt đối không được sốt ruột, dọa nạt hay ép bé ăn. Tâm lý căng thẳng của mẹ sẽ làm bé sợ dần các bữa ăn và thức ăn. Cha mẹ hãy kiên nhẫn cùng bé vượt qua giai đoạn này.

Sau khi cho bé tập ăn món mới, cần chú ý quan sát thần khí và phân của bé. Nếu phân của bé có hơi đổi màu, loãng hơn bình thường nhưng bé vẫn chơi, vẫn khỏe thì ta vẫn tiếp tục cho bé ăn món đó. Nếu trong phân của bé có lẫn các mẩu thức ăn thì cũng là chuyện bình thường.

Giữ đúng giờ giấc các bữa ăn, và nên xen kẽ các bữa bột bởi các cữ bú, ví dụ: Bú mẹ – Bột ngọt – bú mẹ – Bột mặn – Bú mẹ.

Các món ăn dùng cho bé tập ăn dặm

  • Nước cơm chín kỹ hoà với sữa bột hoặc Sữa mẹ.
  • Chuối, xoài, đu đủ nạo bằng thìa, trộn với Sữa mẹ.
  • Khoai lang hoặc khoai tây chín nghiền nát trộn với Sữa tươi hoặc Sữa mẹ.
  • Vài muỗng tào phớ đánh tan.
  • Bột trẻ em chín kĩ hoà lẫn với sữa.

Bạn có thể tham khảo phần thực đơn cho bé tại bibi.vn: Thực đơn

Bibi.VN
Cố vấn: BS Phùng Đăng Việt
Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung Ương

http://bibi.vn/component/option,com_specialsub/task,showDetail/content_id,1480/cat_code,CM_DINHDUONG/

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm – Chế độ ăn của trẻ trong 2 năm đầu.

Posted by xpss trên 29/04/2009

Khi bé phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi.
 

Em muốn hỏi bác sĩ: trẻ mấy tháng thì cho ăn bột là thích hợp nhất? Em định khi nào cháu được 6 tháng em mới cho cháu ăn nhưng em đọc trong quyển “Nuôi con mau lớn dạy con thành tài” của nhà xuất bản Thanh Hoa thì bé 4 tháng là đã ăn dặm được rồi. Hiện con của em được gần 5 tháng tuổi thì đã ăn được chưa? Nếu ăn được thì cho cháu ăn mấy bữa /ngày là thích hợp? (Nguyen Thi Thuy)

Trả lời:

Khi bé phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi. Sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Giai đoạn này thường đến khi bé khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi.Đây chính là thời điểm nhiều em bé sẵn sàng cho việc ăn dặm.

Mặc dù Cơ quan Y tế không khuyến khích việc cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, nhưng mỗi em bé có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau. Do vậy, chỉ cần để ý các dấu hiệu ăn dặm phổ biến và để bé là người chỉ dẫn cho bạn khi nào thì bắt đầu.

Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm:

– Sau khi bú no sữa, em bé của bạn vẫn còn khóc và đòi bú thêm.

– Em bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.

– Trước đây em bé của bạn ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.

– Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.

– Em bé của bạn trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.

Bạn cũng nên lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần.

Lên kế hoạch tạo lập thói quen khi cho bé ăn dặm

Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng cho cả bạn và bé. Do vậy, không có gì là bất ngờ khi một số bà mẹ có thể cảm thấy không chắc chắn về việc khi nào cho bé ăn và cho bé ăn gì. Tạo lập thói quen cho ăn vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.

Không có một quy tắc nhanh chóng và dễ dàng nào khi bắt đầu việc cho ăn dặm, nhưng tốt hơn cả là bắt đầu một cách từ từ. Bạn hãy thử bắt đầu bằng một bữa ăn dặm trong một ngày đểxem mọi việc thế nào. Dần dần chuyển sang ăn hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày. Bạn có thể thấy rằng bé càng ăn nhiều thức ăn dặm, bé càng bú ít sữa. Tuy nhiên, sữa vẫn rất quan trọng và nó vẫn nên tiếp tục là một phần trong chế độ ăn của bé cho đến khi bé ít nhất là 12 tháng tuổi.

Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng: thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc 4-6 tháng, khi chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng của thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, khi bé tròn 4 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của bé sát sao hơn. Bình thường đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 150g-200g mỗi tuần. Nếu thấy bé có khuynh hướng hơi chậm phát triển thì có thể tập cho ăn dặm ngay. Nhưng nếu chỉ với sữa mẹ mà bé vẫn tăng nhanh chứng tỏ sữa mẹ vẫn đủ dư, có thể dời thời điểm cho ăn lại đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Lúc này, nếu bạn thấy trẻ dòm miệng mọi ngưòi khi ăn uống, đòi thức ăn thì có thể thử cho bé uống chút nước súp, nước cháo hoặc trái cây,… từ muỗng. Đây cũng là thời gian tập cho bé ăn dễ dàng nhất.

Trẻ từ 7-8 tháng tuổi trở đi sẽ khó khăn trong việc tập ăn dặm, do đã quá quen với việc bú sữa. Bé sẽ khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác sữa, không quen với cách ăn từ muỗng,…

Mặt khác, đặc biệt là trong hoàn cảnh của nước ta, việc cho trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ trẻ bị cho ăn các loại thức ăn nghèo năng lượng, không đủ chất, dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nên hết sức tránh cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi.

Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về chế độ ăn bột/cháo của trẻ trong 2 năm đầu (kết hợp với các bữa phụ + sữa mẹ hoặc sữa công thức):

– 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100 – 200 ml

– 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc 200 ml.

– 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml – 250 ml

– 12 – 24 tháng: 3 bữa cháo 250 – 300 ml

– 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình

Với mỗi bé, tùy thể chất, khẩu vị có thể thời gian và số bữa khác đi.

(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo – không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

“Từ điển Y Dược trực tuyến”

http://www.thuocbietduoc.com.vn

D.H.T

Việt Báo (Theo_VnMedia)

Tìm hiểu: Nguyen Thi Thuy, Thanh Hoa, chế độ ăn, thích hợp nhất, nhà xuất bản, khi nào, có thể, cho ăn, tháng tuổi, ăn được, 4 tháng, dặm, trẻ, bạn, bữa

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ suy dinh dưỡng

Posted by xpss trên 29/04/2009

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và gần 1/3 số trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp chiều cao theo tuổi (suy dinh dưỡng mãn tính). Một trong các nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng này là do rối loạn tiêu hóa.

Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, đang có khoảng 500 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị suy dinh dưỡng, trong đó rối loạn tiêu hóa có thể là nguyên nhân trực tiếp, hoặc gián tiếp chiếm đến 30%.

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em ở lứa tuổi ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa tăng lên rất nhiều so với những năm trước. Điều này cho thấy đây không chỉ là vấn đề lo lắng của các bậc phụ huynh mà còn là vấn đề của nhà chuyên môn và toàn xã hội, vì nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và làm ảnh hưởng đến tầm vóc của cả một thế hệ tương lai.

Những nguyên nhân khách quan

Đối với trẻ ở lứa tuổi ăn dặm, hệ vi sinh đóng một vai trò rất quan trọng ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Trong môi trường hoạt động của đại tràng, các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi trùng gây bệnh. Với trẻ khi bắt đầu ăn dặm thì thức ăn lỏng như sữa mẹ hoặc sữa bình không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ.

Vì bước qua một giai đoạn “ẩm thực” mới nên một số rắc rối phát sinh, nhất là ở đường tiêu hoá. Ở giai đoạn này, hệ vi sinh của trẻ chưa hoàn chỉnh nên dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng…) tạo cơ hội cho một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển (tả, lỵ…). Đây là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mà rất nhiều trẻ em mắc phải: rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường gặp ở lứa tuổi này là trẻ không chịu ăn, hoặc ăn vào lại ói ra, tệ hơn nữa là trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón…

Làm sao để tránh những “sự cố” tuy nhỏ này nhưng đôi khi lại có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng? Khi tình trạng rối loạn tiêu hóa tiếp diễn hết ngày này qua ngày khác thì chẳng bao lâu trẻ sẽ bị suy sụp, rất khó trở lại trạng thái mạnh khỏe lúc đầu. Ngoài ra khi trẻ đã suy dinh dưỡng sẽ lại càng dễ bị rối loạn tiêu hoá hơn, trẻ càng biếng ăn hơn, từ đó tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ngày càng trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng lẩn quẩn mà khó có thể thoát ra được.

a
 

Các giải pháp ngăn ngừa

Tập cho trẻ thói quen: Rửa sạch tay trước và sau mỗi lần ăn uống.

Tẩy giun 6 tháng 1 lần, tác hại của giun là hút dưỡng chất làm người suy kiệt. Ðộc tố của giun cũng gây chứng rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, tiêu lỏng, táo bón, khó tiêu…

Bổ sung men tiêu hoá và các vitamin cần thiết cho sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ được tốt hơn. Đối với những trẻ khi đang điều trị kháng sinh cũng sẽ mất cân bằng vi khuẩn đường ruột dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế tính cần thiết phải bổ sung men vi sinh sẽ cao hơn.

Thường thì khi con bị rối loạn tiêu hóa thì các bà mẹ thường cho bé ăn yaourt để bổ sung men vi sinh. Tuy nhiên, lượng men trong yaourt chỉ có tác dụng bổ sung hằng ngày cho những bé có đường ruột tốt. Còn đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, lượng men vi sinh quá ít trong yaourt không thể giúp trẻ khỏe nhanh được, nên bổ sung từ nguồn có chứa số lượng men vi sinh dồi dào hơn để phục hồi lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc bổ sung men vi sinh với chất lượng khác nhau nhưng các bạn nên chọn sản phẩm chứa lượng men vi sinh phong phú cùng với một số vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Một số sản phẩm tiêu biểu như cốm vi sinh Biobaby… Trong một muỗng nhỏ cốm vi sinh Biobaby có chứa tới 63 triệu men vi sinh sống có ích cùng các vitamin cần thiết cho trẻ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, táo bón… Qua khảo sát cho thấy, những trẻ dùng Biobaby thường xuyên có hệ tiêu hóa tốt hơn và hấp thu cũng tốt hơn.

  • TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Viện phó Viện dinh dưỡng

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Giải đáp trực tuyến về biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ

Posted by xpss trên 29/04/2009

Những nhầm lẫn của cha mẹ khi ninh thịt cho con mà bỏ bã, bí quyết cho bé ăn dặm hay phân biệt men tiêu hóa và men vi sinh… là vài điểm đáng lưu ý mà hai chuyên gia Nguyễn Thị Lâm (Viện Dinh Dưỡng) và bác sĩ Nguyễn Thị Yến (BV Nhi trung ương) đưa ra chiều nay.

– Xin chào bác sĩ. Rất vui vì bác sĩ đã tham gia trả lời trực tuyến. Con trai tôi tròn 3 tuổi, cao 94 cm, nặng 13,5 kg thì có ổn không? Mỗi ngày cháu ăn 3 tô cháo và khoảng 700 ml sữa, ngoài ra còn trái cây, mức độ hoạt động cũng chỉ như những trẻ khác, đi ngoài rất tốt nhưng sao rất khó lên cân? Ngoài ra khi có sự khủng hoảng tâm lý như bố mẹ đi công tác vắng hay thay người giúp việc là cháu lại nôn ói. Xin bác sĩ tư vấn giúp. (Bích Liên, 34 tuổi, TP HCM).

Bác sĩ Yến: Con trai của chị 3 tuổi, với mức cao là 94 cm và nặng 13,5 kg, là hoàn toàn bình thường. Trẻ bình thường lúc 1 tuổi chỉ cao 75 cm. Sau đó, mỗi một năm trẻ chỉ lên được 5 cm và tăng 1,5 kg, vì vậy cân nặng và chiều cao của cháu là tốt. Chế độ ăn của trẻ 3 tuổi hiện nay không phải là cháo mà phải là cơm và sữa, như vậy là đủ. Một bát cơm có năng lượng nhiều hơn rất nhiều so với 1 tô cháo. Ở tuổi này trẻ cần phải phát triển các cơ nhai, do đó trẻ phải tập ăn cơm.

Cũng có một số trẻ khi bố mẹ đi vắng hoặc thay đổi người giúp việc gây stress về tâm lý cho trẻ. Nếu như muốn đổi người giúp việc thì hãy để cho người mới làm quen dần trong một vài ngày, không đổi một cách vội vã. Với bố mẹ khi đi công tác, cố gắng một trong 2 người đi, không nên đi cùng một lúc. Trong trường hợp đặc biệt cần cả 2 người đi, nên có lời giải thích cho trẻ.

– Cháu gái em hễ người giúp việc cho ăn thì ăn hết cả tô cháo đầy, nhưng hễ mẹ hoặc bà cho ăn thì dù dọa nạt hay nịnh nọt cũng đều chỉ ăn được rất ít. Xin bác sĩ tư vấn làm sao để người nhà không bị cháu “bắt nạt” nữa? (Phương Lý, 26, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Trẻ con rất dễ làm nũng, nhất là những trẻ được cưng chiều. Cháu gái bạn chắc là đã quen được mẹ và bà chiều theo ý thì mới bắt nạt mẹ và bà như vậy. Để khắc phục hiện tượng này thì mẹ và bà của cháu phải có thái độ kiên quyết hơn. Bên cạnh đó cũng nên quan sát thêm người giúp việc xem có bí quyết gì hay mà khi cho trẻ ăn cháu lại thích như thế. Đôi khi trẻ thích được chuyện trò hoặc có người hướng dẫn chơi đùa cùng trong khi ăn. Mẹ và bà khi đó lại phải đóng thêm vai trò người bạn chơi của trẻ, vừa khuyến khích nhẹ nhàng lại vừa kiên quyết, dứt khoát thì mới thuyết phục được trẻ.

Con trai tôi 22 tháng tuổi, từ hai tháng nay chỉ uống sữa mà không chịu ăn cháo và bột nữa. Cháu vẫn khỏe và chơi bình thường. Vậy tôi có nên lo lắng không? (Trà Giang, 26 tuổi, Huế)

Bác sĩ Lâm: Không cần phải lo lắng lắm bởi sữa là một thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cân đối về mặt năng lượng, chất đạm, chất béo. Ngoài ra hiện nay người ta cũng bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng vào trong sữa. Nếu mà cho uống đủ số lượng thì cháu vẫn có thể phát triển bình thường. Nhưng vẫn nên tập cho cháu ăn các thực phẩm bổ sung khác từ nguồn tự nhiên, để đảm đủ chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin, chất khoáng và chất xơ có nhiều trong rau quả. Càng ngày cháu càng phát triển thì sữa sẽ không cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Ngoài ra, chỉ uống sữa, cháu cũng dễ bị táo bón.

– Tôi luôn thay đổi thực đơn rất phong phú và cân đối thành phần khi nấu cháo nhưng con gái 1 tuổi vẫn rất lười ăn. Sờ da cháu lúc nào cũng ấm, mà tôi nghe nói những người nóng trong thì hấp thụ thức ăn rất kém. Cháu ngủ không say và rất khó ru ngủ. Hiện tại tôi vẫn cho cháu uống vitamin D (theo dạng nhỏ giọt) hằng ngày. Tôi phải làm cách nào để cải thiện tình hình của cháu? (Thu Hiền, 28 tuổi, Đà Nẵng)

Bác sĩ Yến: 1 tuổi là giai đoạn trẻ đang mọc răng, lợi luôn bị kích thích và đau. Ngoài ra, rối loạn sự bài tiết nước bọt nên trẻ thường hay chán ăn hoặc sợ ăn. Do đó, trong lứa tuổi này trẻ lười ăn. Trong một số trường hợp có thể khắc phục bằng cách bôi một số thuốc giảm đau vào lợi cho trẻ trước khi ăn như Kamistatgen.

Một số cháu bị ra mồ hôi nhiều không phải là triệu chứng đặc hiệu của còi xương mà chỉ nói lên tình trạng cường thần kinh giao cảm. Một số trường hợp các cháu ra mồ hôi nhiều còn do chuyển hóa cơ bản tăng, do đó, trẻ rất cần năng lượng. Vì vậy, khi trẻ lười ăn làm cho trẻ giảm tăng cân. Để khắc phục, có thể cho trẻ ăn thức ăn mềm, không nên ép trẻ ăn nhiều quá, gây nên sợ ăn sau này. Nên dùng những thức ăn giàu năng lượng. Việc uống vitamin D với liều phòng bệnh vẫn được. Nên cho cháu đến các cơ sở y tế để khẳng định lại xem cháu còn còi xương hay không.

– Trẻ em ăn nhiều caramen (bánh flan) có tốt không? Nên ăn một tuần mấy hộp là vừa? (Nguyễn Thị Huyền, 26 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Caramen cũng là một món ăn đủ chất dinh dưỡng, có đường, trứng, sữa. Caremen chỉ nên đưa vào các bữa phụ, hoặc sau khi đã ăn bữa chính. Nếu cho ăn trước bữa ăn thì cháu sẽ bỏ bữa chính. Hằng ngày cháu ăn khoảng 2-3 hộp là được.

Khi nấu bột cho bé, nếu chỉ dùng dầu ô liu thì có được không? Có nhất thiết dùng thêm mỡ động vật không? (Phong Lan, 30 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Mỡ động vật có trong thịt, ngay cả thịt nạc. Ngoài ra trong bơ, sữa cũng có mỡ động vật. Nếu chị đã nấu bột cho cháu với thịt rồi thì thêm dầu oliu hằng ngày là cân đối.

Con tôi lười ăn nhưng tôi cố ép thì cháu cũng ăn hết, có điều không tăng cân. Có phải vì trẻ không muốn ăn mà cố ép thì cũng không hấp thụ được không ạ? (Nguyễn Hòa, 31 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Điều này không chính xác. Có thể cháu ăn chưa đủ về số lượng và chất lượng trong bữa ăn nên cháu chưa tăng cân. Nên chế biến cho cháu các bữa ăn có đầy đủ chất bột (ngũ cốc), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa), nhóm cung cấp nhiều năng lượng (dầu, mỡ, động vật) và vitamin, chất khoáng, chất xơ (rau xanh). Ngoài ra phải tính đủ số bữa ăn cho cháu trong ngày theo lứa tuổi thì mới có thể tăng cân tốt được. Cũng có thể tư vấn bác sĩ dinh dưỡng để xem cháu có thiếu các vitamin, khoáng chất không. Nhất là nếu thiếu vitamin D và canxi, cháu sẽ mắc bệnh còi xương.

Con tôi 1 tuổi, mỗi ngày ngoài sữa, tôi dùng khoảng 2 lạng thịt nạc hoặc vài quả cật, 1 con chim bồ câu lớn hay cả con cá chép nấu cháo cho cháu nhưng không hiểu sao cháu vẫn không tăng cân, gần đây còn đi ngoài phân sống? (Thanh Huyền, 23 tuổi, Hải Phòng)

Giai dap truc tuyen ve bieng an va suy dinh duong o treBác sĩ Yến: Để phát triển cơ thể, trẻ em rất cần protein nhưng phải ở tỷ lệ cân đối và phù hợp với nhu cầu của trẻ. Con chị 1 tuổi chỉ cần khoảng 25-30g protein/1ngày là đủ mà một lạng thịt thăn đã cho 18g protein, 1 lít sữa bò cho 33g protein. Vì vậy, con chị ăn như vậy là quá nhiều. Trẻ chỉ cần ăn một ngày từ 100g đến 120g thịt cộng với sữa là đủ. Khi ăn nhiều đạm sẽ làm trẻ khó tiêu hóa, dẫn đến chán ăn, táo bón và làm suy giảm chức ăn gan, thận của trẻ đồng thời trẻ dễ bị thiếu năng lượng dầu mỡ để hấp thu các loại vitamin. Do đó, làm trẻ dễ sút cân và đi ngoài phân sống.

Con tôi hơn 3 tuổi mà vẫn còn rất lười ăn. Thông thường thì đến tuổi nào trẻ mới qua được cái “nạn” này ạ? (Đình Hải, 34, Nghệ An)

Bác sĩ Lâm: Các cháu biếng ăn thì có khi đến tuổi học sinh vẫn biếng ăn. Điều cơ bản là tìm nguyên nhân để điều trị. Có cháu biếng ăn do khẩu phần ăn không hợp lý (như cho ăn quá nhiều chất đạm, chất béo liên tục cũng làm cháu biếng ăn), có thể do thiếu các vitamin và chất khoáng quan trọng (vitamin nhóm B, D, kẽm). Thay đổi khẩu phần ăn của trẻ, chế biến các món ăn mà cháu ưa thích cũng sẽ kích thích cháu tích cực ăn hơn. Bạn cũng nên xem lại cách mình cho con ăn đã hợp lý chưa? Nhiều ông bố bà mẹ cho con ăn quà, bánh kẹo ngọt ngay gần bữa ăn, vì vậy đến bữa trẻ không muốn và không ăn được nữa.

Khi con em được 6 tháng, em cho cháu ăn sữa chua của Néstle. Cháu đi ngoài đều đặn không có vấn đề gì. Nhưng có người bảo cho ăn sữa chua như vậy là quá sớm, có đúng như vậy không? (Thủy Hạnh, 22 tuổi, Vũng Tàu)

Bác sĩ Lâm: Điều này không đúng. Bởi trẻ sau khi được 6 tháng bắt đầu cho ăn bổ sung được rồi. Có thể cho cháu ăn sữa chua từ lứa tuổi này. Sữa chua ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng còn cung cấp các vi khuẩn có ích cho đường ruột của cháu, để cháu ít bị rối loạn tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt hơn.

Theo bác sĩ, trong giai đoạn 10 tháng tuổi, nên cho trẻ ăn dặm và uống sữa thế nào? Có nên cho cháu ăn cháo từ bây giờ không? (Bích Thủy, 25 tuổi, Hà Nội)

Giai dap truc tuyen ve bieng an va suy dinh duong o treBác sĩ Lâm: 10 tháng tuổi vẫn nên cho cháu tiếp tục bú sữa mẹ, nếu chị có sữa. Nếu không có sữa mẹ thì cho cháu ăn từ 3 đến 4 bữa sữa một ngày, cộng thêm khoảng 3 bữa bột đặc mỗi ngày. Nếu cháu thích ăn cháo thì nên cho cháu ăn cháo ninh nhừ, nghiền nhỏ. Phải chú ý cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm trong bữa ăn của cháu. Ngoài ra thêm cho cháu mỗi ngày khoảng 2 bữa nước quả ngọt, hoặc quả chín như chuối, đu đủ…

Đứa con gái 3 tuổi của tôi chỉ thích ăn cơm không, cơm đậu hũ, muối vừng… và rau quả, phô mai, sữa. Còn thịt, cá, tôm… dù chế biến thế nào cháu cũng nhè ra bằng được. Mọi người bảo rằng cháu không “chắc thịt” do không ăn thức ăn. Xin tư vấn giúp tôi cách tập cho cháu ăn các loại thực phẩm như trẻ bình thường cùng tuổi. (Thiên Nga, 24 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Yến: Chị cần tập cho trẻ ăn các thức ăn như thịt cá, trứng vì đó là các đạm động vật có rất nhiều các axit amin cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Để tập được, ban đầu, chị cho cháu ăn ít một, sau tăng dần, và ninh nhừ thức ăn để trẻ dễ nhai. Các thức ăn trên nên thay đổi hằng ngày. Và khi nào cháu ăn đủ lượng đạm theo tiêu chuẩn, hãy giảm các loại thực phẩm cũ của cháu.

Con trai tôi đã 6 tuổi mà vẫn không ăn được thịt miếng, hầu như chỉ ăn thịt băm, cá tôm cũng phải miếng nhỏ. Xin các bác sĩ cho lời khuyên giúp. (Nguyễn Châu, 32 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Lâm: Chuyện này cũng là bình thường. Lứa tuổi này vẫn cần chế biến thức ăn mềm cho cháu dễ ăn. Bên cạnh đó, nên tập cho cháu ăn thịt miếng để dần dần cháu thay thế thịt băm nhỏ.

Bé gái của tôi 15 tháng tuổi mà không chịu ăn gì ngoài sữa và cháo, nhưng cháo cũng phải xay ra bỏ vào bình và cho lúc bé ngủ mơ màng thì mới ăn. Cứ thấy cháo là bé hét lên, nếu cứ cố đút thì bé sẽ khóc, sặc và nôn. Tôi phải làm sao để cháu chịu ăn cháo bằng thìa? (Hoài Giang, 24 tuổi, Hà Nội)

Giai dap truc tuyen ve bieng an va suy dinh duong o treBác sĩ Lâm: Đây là do thói quen ăn bằng bình mà mẹ cháu tạo ra cho cháu từ nhỏ. Trong giai đoạn này, cho cháu ăn bằng bình vẫn được, nhưng phải tập dần để cháu ăn bằng thìa. Ngoài ra, dấu hiệu cháu sợ cháo cho thấy cháu cũng biếng ăn. Chị nên đến tư vấn bác sĩ dinh dưỡng để tìm nguyên nhân và có cách điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung chất dinh dưỡng thích hợp.

Khi trẻ biếng ăn, tôi cho cháu uống tăng cường canxi có được không? Loại canxi nào có thể cho cháu uống? (Như Trang, 22 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Khi cháu biếng ăn không có nghĩa là cháu thiếu canxi. Có thể có nhiều nguyên nhân: do bữa ăn bổ sung của cháu không cân đối, nhiều chất đạm, nhiều béo quá thì cháu cũng chán; có thể thiếu vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin D, sắt, kẽm; có thể do cơ thể cháu tiếp men tiêu hóa kém. Có nhiều loại canxi trẻ em có thể uống được, nhưng có loại ống ngọt canxi corbere thì trẻ dễ uống hơn.

Tôi phải cho cậu con 4 tuổi uống sữa Pedia sure để bổ sung dinh dưỡng vì cháu rất gầy. Nếu chỉ dùng Pedia Sure mà không dùng các loại sữa bột khác thì có đủ chất không vì tôi nghe nói sản phẩm này chỉ là một loại bột dinh dưỡng chứ không phải là sữa? Nếu cháu thường xuyên dùng các loại thuốc bổ như Kiddy, Lục vị ẩm thì có hại không? (Thịnh, 24 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Pedia sure cũng là một loại sữa, chỉ khác là có năng lượng cao hơn các sữa khác. Vì vậy, dùng sữa Pedia sure cũng được, không cần phải thay hay dùng thêm các loại sữa khác. Tuy nhiên, để cháu tăng cân và bụ bẫm thì ngoài năng lượng, trẻ cần phải có các dự trữ mỡ, phát triển các hệ cơ, vì vậy, không nên dùng Pedia sure để thay toàn bộ các bữa ăn hàng ngày của trẻ mà chỉ dùng trong các bữa phụ, còn để trẻ tăng cân, phải tăng các bữa ăn bằng tinh bột và dầu, các loại vitamin.

Kiddy là một loại dược phẩm có đa vitamin và lyzine, có thể làm cho trẻ tăng ăn uống trong các trường hợp trẻ thiếu. Còn con chị, theo tôi nghĩ, chưa chắc đã thiếu các loại vitamin và lyzine, do đó, không cần phải uống nhiều và liên tục. Tốt nhất là lấy các chất trên từ thực phẩm như rau, hoa quả,…

Con tôi chuẩn bị ăn bột, tôi định ninh nước xương, thịt và rau lên cho cháu ăn, sau đó mới cho cháu ăn thức ăn xay nhuyễn. Tôi sợ nếu cho cháu ăn thịt và rau xay nhuyễn cho vào bột luôn thì cháu không tiêu hóa được. Bác sĩ thấy thế nào ạ? (Vân Hằng, 26 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Lâm: Nước ninh xương thực ra không có nhiều chất dinh dưỡng, không nên mất thời gian ninh xương cho cháu ăn. Nếu cháu mới ăn bột, nên cho cháu ăn bột sữa hoặc bột trứng trước, sau đó chuyển sang ăn bột thịt. Nên cho cháu ăn tăng dần số lượng thì cháu sẽ tiêu hóa tốt.

Bé nhà tôi 5 tháng, bị dị ứng với chất đạm trong sữa bò nên phải uống sữa bột từ đậu nành. Vậy chế độ ăn của bé phải như thế nào? Sữa bột đậu nành có đủ chất bằng sữa bò không? (Hà Vân, 26 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Lâm: Nếu cho cháu ăn sữa đậu nành kéo dài có thể cháu thiếu một số vi chất quan trọng như vitamin A, B, kẽm… Do đó chị nên bổ sung thêm đa vitamin và khoáng chất cho cháu. Chị có thể tìm trên thị trường các loại sữa bò thủy phân dùng được cho các cháu dị ứng sữa.

Con tôi 16 tháng tuổi, mỗi ngày ăn 3 bữa cháo (mỗi bữa 2/3 bát ô tô) và 3 bữa sữa (tổng cộng 450 ml). Cháu khỏe mạnh nhưng tăng cân rất ít, chỉ được 10 kg. Có phải do cháu không hấp thu được? Cháu ngày nào cũng ị, phân khuôn dài và to nên rất khó. Liệu em có phải thay đổi chế độ của cháu không? (Mai Hoa, 28 tuổi, TP HCM)

BS Lâm: Trẻ 16 tháng tuổi cân nặng lý tưởng là 10,4-12,6 kg. Cân nặng con bạn như vậy là gần đạt mức trung bình, tuy nhiên vẫn chưa bị coi là suy dinh dưỡng. Nhưng bạn vẫn phải chú ý tăng cân thêm cho cháu, lượng sữa và cháo mà bạn cho con ăn mỗi ngày như vậy là tương đối hợp lý. Nhưng bên cạnh đó bạn phải chú trọng tăng cường lượng dầu mỡ khi chế biến món ăn cho trẻ. Mỗi bữa nên cho 1-2 thìa cà phê dầu hoặc mỡ nước khi nấu, hoặc thêm pho mát vào các bát bột, cháo cho cháu. Tuy nhiên để tăng cường hấp thu và phòng táo bón cho trẻ, bạn nên bổ sung chất xơ và các vitamin từ rau xanh và quả chín. Chọn các loại rau quả có tính nhuận tràng như mồng tơi, rau dền, cam, quýt, đu đủ…

Con tôi được gần 6 tháng tuổi, nuôi bộ hoàn toàn, hay bị đi ngoài phân sống. Liệu có phải do cháu ăn nhiều quá nên không tiêu hóa hết không? Hiện cháu ăn một bữa bột mặn, một bữa bột ngọt, mỗi lần khoảng gần một bát ăn cơm, ăn khoảng 4 bữa sữa ngày, 150ml/lần. (Hải Vân, 26 tuổi, TP HCM)

Giai dap truc tuyen ve bieng an va suy dinh duong o treBác sĩ Yến: Cháu nhà chị được 6 tháng tuổi, nuôi bộ hoàn toàn có thể ăn được 2 bữa bột và 4 bữa sữa là bình thường. Trong trường hợp con chị hay bị đi ngoài phân sống có thể do cháu bị rối loạn hấp thu các thành phần trong thức ăn như đường, đạm sữa. Vì vậy, chị có thể giảm bớt bột thay bằng sữa xem tình hình phân của cháu có cải thiện không. Trong trường hợp không cải thiện, cần phải đi khám.

Xin bác sĩ chỉ cách làm cho đứa trẻ gần 3 tuổi chịu nhai thức ăn cứng, đến giờ con tôi chỉ ăn các thứ không phải nhai. (Thủy Linh, 26 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Lâm: Chị nên động viên khuyến khích cháu tập nhai các thức ăn cứng. Chị có thể bắt đầu cho cháu tập nhai bằng bột dinh dưỡng dạng bánh Growsure, thì cháu sẽ nhai được tốt hơn.

Nhiều người nói nên pha sữa với nước cháo cho trẻ uống khi bắt đầu ăn dặm. Vậy bác sĩ cho biết quan niệm như vậy có đúng không? Nếu đúng thì tỷ lệ pha sữa-nước cháo sẽ như thế nào? (Trần Vũ Bình, 29 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (4-6 tháng tuổi), cháu đã có lượng men tiêu hóa tinh bột nên việc pha sữa với nước cháo có thể sử dụng được, nhưng phải dùng nước cháo thật loãng, vì nếu cháo đặc, trẻ sẽ bị ăn nhiều bột quá dẫn đến tiêu chảy do không tiêu hết tinh bột. Mặt khác, trong bột còn có một số chất ức chế sự hấp thu các vi chất trong sữa, đặc biệt là canxi và kẽm, sắt.

Thường có thể nấu nước cháo loãng như nước cháo được sử dụng cho bù nước trong tiêu chảy.

Con em được 15 tháng, nặng hơn 10 kg. Cháu đi ngoài rất táo dù em cho ăn nhiều hoa quả như chuối, đu đủ, cam xay cả tép cho cháu ăn. Phải làm thế nào cho cháu đỡ táo? (Lệ Quyên, 27 tuổi, Bắc Ninh)

BS Lâm: Các loại hoa quả bạn cho con ăn như vậy là rất tốt. Ngoài ra, chú ý cho trẻ uống nước thường xuyên vì thiếu nước cũng là một nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ. Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa hai bữa ăn để tăng nhu động ruột, chống táo bón.

– Do phải đi làm nên tôi thường nấu cháo vào tối hôm trước, xay ra và để trong tủ lạnh, hôm sau người giúp việc cho con ăn. Làm thế có được không? Trong điều kiện không thể nấu từng bữa thì tôi phải làm thế nào? (Thanh Thủy, 22 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Làm như vậy có thể làm mất một số vitamin như B1, B2. Tốt nhất là ăn ngày nào nấu ngày đó. Chị có thể mua các nồi hầm bằng điện thì người giúp việc có thể dễ dàng nấu cháo cho cháu. Bên cạnh cháo thì có thể cho cháu ăn xen kẽ bột dinh dưỡng chế biến sẵn, có bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng.

Thưa bác sĩ, dùng dầu gấc liên tục nấu bột cho trẻ có được không? Có người khuyên tôi là không nên dùng liên tục. (Tuyết Mai, 25 tuổi, Hải Phòng)

Bác sĩ Lâm: Dầu gấc là một loại dầu tốt có nhiều axit béo không no, nhiều betacaroten, vitamin E. Tuy nhiên chị cũng không nói rõ chị dùng dầu gấc nguyên chất hay đã pha chế với các dầu khác, và số lượng bao nhiêu một ngày. Nếu dầu gấc nguyên chất mà dùng thường xuyên và số lượng nhiều thì cũng không tốt, vì gây thừa betacaroten, làm cháu vàng da, vàng mắt, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh về gan.

Con tôi 18 tháng mà vẫn không tự ngồi được vì suy dinh dưỡng nặng, chỉ 8,7 kg. Tôi đã thử mọi cách nấu: cơm nát, nui, phở, súp, cháo, cơm xay, bột ăn liền… Nhưng cháu không chịu ăn; cũng không ăn trái cây, nước cam, yahourt. Các thuốc biobaby, nutroplex, biofidin, fitovit, pecaldex…. cũng không cải thiện được tình hình. Bác sĩ khám bảo rằng cháu chẳng có bệnh gì. Tôi thấy bế tắc quá. (Hương Giang, 22 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Với trường hợp con của chị, theo tôi thì chưa phải cháu bị suy dinh dưỡng nặng đến mức không ngồi được. Vì vậy, con chị vẫn chưa ngồi được ở tuổi này có nghĩa là đứa trẻ mắc một bệnh về rối loạn vận động, có thể do thần kinh hoặc do cơ nên chị cần phải đi khám kỹ lại. Các bệnh đó có thể làm cho cháu chán ăn.

Trong trường hợp cháu bị chán ăn không do bệnh thì chị nên cho cháu ăn theo đúng độ tuổi (con chị chỉ cần 3 bữa cháo + 2 bữa sữa) và tập cho trẻ ăn theo đúng giờ và mỗi bữa ăn không nên dài quá và ăn quá nhiều bữa trong ngày làm trẻ sợ ăn.

Gần đây trên một số phương tiện thông tin đại chúng có nói rằng men tiêu hóa có thể gây hại cho trẻ, có nguồn tin khác lại phản bác lại. Xin bác sỹ cho biết thông tin chính xác về vấn đề này? (Minh Hiền, 28 tuổi, Ba Đình, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Hiện nay trên thị trường có 2 loại men về bản chất là khác nhau: một dạng men bổ sung vi khuẩn có ích cho đường ruột, giúp ức chế các vi khuẩn gây bệnh, ví dụ như cốm vi sinh biobaby; một dạng men khác là bổ sung men tiêu hóa như men pepsin giúp phân giải chất đạm trong thức ăn. Với men loại đầu nên bổ sung cho các cháu trong giai đoạn biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, giai đoạn có điều trị kháng sinh, giúp cháu cân bằng lại vi khuẩn đường ruột. Còn loại men thứ hai tốt các cháu bị suy dinh dưỡng, biếng ăn kéo dài, cũng chỉ nên dùng 2 tuần, sau đó nghỉ, rồi mấy tháng sau dùng lại.

– Bác sĩ cho cháu hỏi có phải ăn phomát dễ dẫn đến táo bón do nóng không ạ? (Bích Hà, 25 tuổi, Cát Linh, HN)

Giai dap truc tuyen ve bieng an va suy dinh duong o treBác sĩ Yến: Phomát là thực phẩm giàu đạm, năng lượng nhưng cũng rất nhiều canxi. Vì vậy, khi ăn nhiều quá dễ làm cháu táo bón do khó tiêu. Chị cần cho cháu ăn vừa phải.

– Con tôi 21 tháng rưỡi, rất lười ăn, hay ngậm, uống sữa cũng ngậm. Cháu chỉ được 10 kg, đã đi khám dinh dưỡng nhiều nơi nhưng không lên cân mấy. Xin bác sĩ tư vấn chế độ ăn cho cháu, cách nấu cháo, rau, thịt, định lượng mỗi thứ là bao nhiêu, trong một tuần thì nên ăn mấy bữa cá, mấy bữa thịt lợn? (Nguyễn Thu Hà, 25 tuổi, Nam Định)

Bác sĩ Lâm: Ví dụ thực đơn cho trẻ 1-2 tuổi như sau: Vẫn cho trẻ bú mẹ; ăn 4 bữa cháo hoặc súp; ăn quả chín theo yêu cầu của trẻ. Cách nấu một số loại cháo cho trẻ 1-2 tuổi (1 bát ăn cơm): Cháo lạc: Gạo tẻ một nắm tay; lạc rang chín bỏ vỏ giã nhỏ 3-4 thìa cà phê, rau xanh băm nhỏ 3 thìa. Cháo đậu xanh hoặc đậu đen: Gạo tẻ 1 nắm, đậu bằng một nửa lượng gạo, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ 2 thìa. Cháo cá: gạo tẻ 1 nắm, cá luộc chín gỡ xương 3-4 thìa, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ hoặc dầu 2 thìa.. Cháo tôm: Gạo 1 nắm, tôm bóc vỏ giã nhỏ 3-4 thìa, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ 2 thìa. Tương tự, với cháo trứng thì dùng 1 quả trứng gà, cháo thịt thì 3-4 thìa cà phê thịt băm nhỏ.

Tôi có 2 con trai 7 tuổi và 3 tuổi, chúng rất sợ uống thuốc, vì vậy mỗi lần cho uống thuốc B1 và men tiêu hóa tôi thường pha lẫn vào nhau rồi cho uống 1 lần, như vậy có được không? (Hà Thanh, 31 tuổi, Tràng Thi – Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Tôi không biết chị cho con uống loại men tiêu hóa gì và vì sao chị lại cho uống men tiêu hóa. Bởi vì tuổi này trẻ có đủ lượng men tiêu hóa nên tôi nghĩ không cần cho uống men tiêu hóa. Còn B1 có thể trộn vào các dung dịch thuốc khác nếu thuốc ấy không có các chất phá hủy hủy vitamin.

Tại sao những đứa trẻ nông thôn ăn uống bình thường mà vẫn béo tốt khỏe mạnh, mấy đứa con nhà thành phố chăm sóc thường xuyên theo sách, theo hướng dẫn của các bác sĩ thì thường thấy yếu và thiếu cân. Liệu trong phương pháp nuôi như sách có vấn đề chăng? (Nguyễn Trọng Tâm, 43 tuổi, TP Vũng Tàu)

Bác sĩ Lâm: Nếu nuôi như sách của các cơ quan y tế, như các trường đại học Y, Viện dinh dưỡng, thì không có vấn đề gì sai trong phương pháp. Trẻ con nông thôn chạy chơi nhiều nên tiêu hao năng lượng nhiều, các cháu hay nhanh đói, dễ ăn. Ngoài ra, các cháu chơi dưới trời nắng sẽ không bị thiếu vitamin D, nên cháu không bị chán ăn. Do vậy các cháu phát triển tốt hơn nếu bữa ăn có đầy đủ thành phần dinh dưỡng. Với các cháu thành phố, nhiều khi bố mẹ quý quá không cho ra ngoài sợ nắng, gió, các cháu thường bị còi xương sớm. Sau khi sinh từ 2 tháng tuổi trở ra, nếu không được tắm nắng, các cháu dễ bị thiếu vitamin D, dẫn đến biếng ăn, giấc ngủ không sâu, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Giai dap truc tuyen ve bieng an va suy dinh duong o treCon tôi 11 tháng tuổi, bà nội của cháu nói mỗi ngày nên cho cháu vài giọt mật ong (pha với nước uống vào buổi sáng) thì sẽ tốt cho tiêu hóa của cháu. Điều này có đúng không? (Thúy, 28 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Chị có thể sử dụng mật ong vào buổi sáng được vì trong mật ong có nhiều vitamin A, làm tăng miễn dịch tại chỗ của đường tiêu hóa, có thể làm giảm mắc các bệnh đường tiêu hóa.

Nếu bữa sáng chỉ cho trẻ uống sữa trước khi đi học, theo ý kiến của bác sỹ như thế nào ạ? Có ảnh hưởng gì tới trẻ không? (Nguyen Tuan Anh, 33 tuổi, Cau giay)

Bác sĩ Lâm: Nếu bữa sáng cháu chỉ uống sữa trước khi đi học, thì sẽ không đủ năng lượng cho cháu đến tận trưa. Nên cho cháu ăn thêm một miếng bánh mì hoặc bánh ngọt.

Tôi muốn đưa con đi khám và tư vấn dinh dưỡng thì có thể đến đâu? Có phải chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM mới có nơi khám và tư vấn dinh dưỡng không? (Quang Huy, 29 tuổi)

Bác sĩ Lâm: Thông thường ở các bệnh viện tỉnh và thành phố đều có các khoa dinh dưỡng. Đến đó bạn sẽ được các bác sĩ khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ. Nếu không có điều kiện khám trực tiếp thì bạn có thể nhờ các bác sĩ Viện Dinh dưỡng tư vấn qua điện thoại bằng cách gọi đến tổng đài 1088, sau lời hướng dẫn thì nhấn số 2 và số 5 để kết nối với phòng tư vấn Viện Dinh dưỡng. Nếu ở ngoại tỉnh thì gọi bằng máy di động mới kết nối được. Ở Hà Nội, có thể đến Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng 48 Tăng Bạt Hổ. Ở TP HCM, có thể đến Trung tâm Dinh dưỡng thành phố.

Con tôi 7 tháng, rất không thích uống sữa mà chỉ thích ăn bột. Ngày cháu ăn 2-3 bữa bột và 120-180 ml sữa, có bú mẹ nhưng sữa mẹ rất loãng. Như vậy có đảm bảo dinh dưỡng không? Làm sao để cháu thích uống sữa? (Mai Thơm, 22 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Trẻ 7 tháng tuổi mà vẫn còn sữa mẹ, chị cho ăn đến 2-3 bữa bột là nhiều quá. Vì vậy chị cho trẻ ăn 1-2 bữa bột, còn lại chị phải sử dụng sữa. Theo như các nghiên cứu thì sữa mẹ loãng hay đặc đều có thành phần gần giống nhau và phù hợp với phát triển của trẻ nên trong trường hợp của chị, chị nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Chị nên uống nhiều nước để tăng lượng sữa mẹ thì mới đảm bảo được dinh dưỡng cho trẻ. Còn trong trường hợp chị cho bú nhiều mà trẻ vẫn không tăng cân thì có thể sử dụng sữa công thức nhưng chị có thể đổi các loại sữa phù hợp mùi và vị cho trẻ.

Hễ cho con tôi ăn rau xanh là lại thấy có cả rau trong phân. Do đó tôi chỉ dám cho cháu ăn các loại củ, nếu ăn rau xanh thì chỉ xay lọc lấy nước cho vào cháo. Có người bảo đấy là do tì vị của cháu kém. Vậy tôi phải cho cháu ăn uống như thế nào để cải thiện hệ tiêu hóa và giúp cháu tăng cân? (Thu Nga, 22 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Với rau xanh nên thái nhỏ nấu với bột cháo là tốt. Nếu cháu mới ăn bổ sung thì xay nhỏ nhưng lấy cả cái thì tốt hơn vì phòng được táo bón. Đấy không phải do tì vị kém, có thể rau chị để to quá, nấu không nhừ, nên cháu bị như vậy. Muốn cháu tăng cân thì thức ăn bổ sung của cháu phải đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột, đạm (thịt cá trứng sữa), nhóm cung cấp năng lượng nhiều (dầu mỡ), nhóm rau xanh cung cấp vitamin, khoáng và chất xơ.

– Thưa bác sỹ, các loại thuốc multi-vitamin kích thích ăn uống nên dùng trong thời gian dài bao lâu là hợp lý? (Lê Thu Hiền, 30 tuổi, Hà Đông – Hà Tây)

Bác sĩ Yến: Nếu con chị phát triển bình thường, không có dấu hiệu thiếu vitamin thì không cần uống. Trong trường hợp có dấu hiệu thiếu, thì phải uống theo chỉ định của bác sĩ. Nếu chị muốn cho trẻ uống thì sẽ uống theo liều nhu cầu của trẻ hàng ngày thì có thể uống kéo dài được.

– Làm thế nào để giảm tật ngậm cơm của trẻ, thưa bác sĩ? (Đinh Toàn, 33 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Ngậm cơm là một tật rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Ngay từ khi trẻ bắt đầu tập ăn bạn nên cố gắng không để trẻ mắc tật này, nếu không sẽ tạo thành một thói quen về sau rất khó sửa. Đối với trẻ ngậm cơm bạn phải vừa nhẹ nhàng vừa kiên quyết động viên trẻ nhai và nuốt. Nên cho trẻ ăn các thức ăn nấu nhừ và mềm, tạo cảm giác dễ nuốt cho trẻ.

Tôi đã làm đủ cách mà con tôi vẫn không chịu ăn. Tôi từng bỏ đói nửa ngày nhưng đến khi đưa thức ăn ngon lành ra cháu vẫn khóc mếu và trốn. Tôi có nên cho con nhịn khoảng 1 ngày để nó thấy đói mà ăn không? (Bùi Thanh, 27 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Không nên làm như vậy. Vì khi bỏ bữa thì cháu lại càng chán ăn hơn. Chị nên tìm món ăn mà cháu thích, thay đổi các món ăn thường xuyên. Ngoài ra môi trường lúc cháu ăn cũng quan trọng. Chị nên động viên cháu ăn, vừa cho cháu chơi những trò chơi mà cháu thích, vừa cho cháu ăn. Chị cũng nên tư vấn bác sĩ để tìm nguyên nhân chán ăn của cháu.

Thưa bác sĩ, có nên cho thêm đậu nành, đậu đen, hạt sen vào trong bột cho bé không ạ? (Lan Anh, 27 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Đậu nành, đậu đen là các ngũ cốc giàu đạm hơn các loại ngũ cốc khác nên trong trường hợp có khó khăn về kinh tế thì có thể sử dụng thay thế một phần chất đạm động vật. Nếu có khả năng mua các loại thực phẩm giàu đạm đông vật như thịt, cá, trứng thì cũng không cần dùng vì nhiều khi làm trẻ khó ăn do mùi của các ngũ cốc trên. Tuy nhiên, nếu con chị thích ăn thì vẫn có thể sử dụng thường xuyên.

Con tôi 13 tháng, nặng khoảng 8,6 kg. Mỗi ngày cháu ăn 3 lần cháo (mỗi lần một bát ăn cơm), 2 lần sữa x 180 ml, ngoài ra còn có sữa chua, nước cam, hoa quả. Mỗi ngày cháu ăn một bữa thịt và 2 bữa tanh. Tuy nhiên đã nửa năm nay cháu lên cân rất chậm, có khi 3 tháng không lên lạng nào. Cháu đã uống canxi, vitamin D3, Dobenzic nhưng tình hình không tiến triển nhiều. Hệ tiêu hóa của cháu kém và hay bị táo bón. Xin tiến sĩ cho một lời khuyên. (Phạm Thị Lý, Tuyên Quang)

Bác sĩ Lâm: Con bạn 13 tháng mà nặng 8,6 kg là đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Chế độ ăn như bạn mô tả là tương đối hợp lý, nếu có thể nên tăng thêm một bữa sữa vào buổi tối. Hệ tiêu hóa của cháu kém, hay bị táo bón là nguyên nhân làm giảm hấp thu làm cho cháu dù ăn nhiều đủ chất mà vẫn chậm lên cân. Bạn nên cho thêm dầu mỡ (1-2 thìa cà phê/bữa), rau xanh xay nhỏ khi chế biến thức ăn cho cháu. Chú ý cho cháu uống đủ nước, xoa bụng theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa hai bữa ăn để tăng nhu động ruột, ngoài ra dùng thêm các men tiêu hóa như Biobaby, pepsin theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cháu uống vitamin D đã quá 6 tháng thì có thể uống tiếp 1 liều khác, nhất là về mùa đông. Cho trẻ uống thêm vitamin và khoáng chất khác như sắt, kẽm.

– Có nên cho em bé 12 tháng tuổi uống sữa vào buổi đêm không? (Thu Trinh, 30 tuổi, Hà nội)

Bác sĩ Lâm: Vẫn nên cho cháu uống một bữa trước khi đi ngủ. Đang đêm mà thức dậy để cho uống sữa thì cũng không nên. Uống sữa trước khi đi ngủ thì mới đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Bé trai gần 3 tuổi của tôi không chịu ăn rau. Tôi có thể thay thế rau bằng hoa quả được không? (Lệ Hoa, 22 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Theo tôi, không nên thay thế rau bằng hoa quả. Vì trong rau có rất nhiều các chất xơ cần thiết cho sự tiêu hóa và nhu động ruột của trẻ, đồng thời, nó còn có nhiều loại muối khoáng mà hoa quả không có.

Con tôi 6 tháng tuổi thì đã ăn được đồ tanh như tôm cua cá chưa? Có nhất thiết phải cho uống nước hoa quả hằng ngày không? (Mai Hương, 27 tuổi, Đà Nẵng)

Giai dap truc tuyen ve bieng an va suy dinh duong o treBác sĩ Lâm: Chế độ ăn bổ sung (còn gọi là ăn sam, ăn dặm) tốt nhất nên bắt đầu khi trẻ tròn 6 tháng. Khi chế biến thức ăn phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm, trong đó bao gồm cả chất tanh như tôm cua cá. Đây là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp chất đạm, canxi, phốt pho và các vi chất thiết yếu khác giúp cơ thể trẻ phát triển, chống còi xương. Uống nước hoa quả hằng ngày là tốt vì hoa quả cung cấp các loại vitamin tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.

Có nên cho các cháu bé uống B1 thường xuyên không. Tôi thấy bảo uống B1 rất kích thích ăn uống. Nên uống bao nhiêu viên mỗi ngày (Thu Phương, 27 tuổi, Ha nội)

Bác sĩ Lâm: Trẻ em lứa tuổi ăn bổ sung thường thiếu nhiều vitamin và khoáng chất. Nếu chỉ bổ sung vitamin B1 không thì không đủ, nên bổ sung các chế phẩm đa vitamin và khoáng chất thì mới tốt cho cháu, nhất là những loại có vitamin A, B, sắt, kẽm…

Trẻ em 18 tháng nên ăn mấy quả trứng gà một tuần, thưa bác sĩ? (Thanh Hằng, 31 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Trứng gà thì giàu đạm và các chất dinh dưỡng rất thích hợp cho trẻ em lứa tuổi ăn bổ sung. Mỗi ngày cho cháu ăn 1 quả cũng tốt.

Do con tôi nhẹ cân nên tôi có mua thịt cóc làm cẩn thận về cho cháu ăn. Thịt cóc có thể cải thiện tình hình không ạ? (Phan Minh, 27 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Thịt cóc là loại đạm động vật giống như các loại đạm động vật khác nhưng lượng kẽm trong thịt cao, vì vậy, việc sử dụng thịt cóc cũng rất tốt. Tuy nhiên, phải làm thật cẩn thận vì dễ dẫn đến ngộ độc nếu dính nhựa của da cóc.

Con trai em mới được gần 6 tháng tuổi nhưng đã bỏ ti mẹ từ khi 3 tháng. Những nguyên nhân nào có thể khiến trẻ bỏ bú mẹ sớm, thưa bác sĩ? (Thành Lê, 29 tuổi, Nam Định)

Bác sĩ Lâm: Có thể sau 3 tháng mẹ bắt đầu đi làm, khiến cho lượng sữa mẹ giảm đi, không thỏa mãn cho bữa bú của cháu. Bên cạnh đó gia đình lại cho cháu uống sữa ngoài khi mẹ đi vắng, do đó cháu đã quen với sữa ngoài nên bỏ sữa mẹ.

Con tôi 30 tháng, từ khi mẹ đi làm thì rất ít tăng cân. Hằng ngày cháu ăn 3 bữa cháo, 400 ml sữa và 1 hũ sữa chua nhỏ. Trước cháu hay bị nôn, nay đã hết, lại uống cả Pedia sure mà vẫn không nên cân. Bác sĩ có thể dự đoán nguyên nhân không ạ? (Thanh Bình, 35 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Chậm tăng cân ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân, có thể do hệ tiêu hóa kém, giảm khả năng hấp thu, do các men chuyển hóa thức ăn trong cơ thể hoạt động kém, do mắc một loại ký sinh trùng nào đó. Vì vậy tốt nhất bạn nên cho trẻ đi khám và tư vấn dinh dưỡng để các bác sĩ có những chẩn đoán và lời khuyên tốt nhất. Có thể cháo chế biến chưa đúng cách, không đủ chất, không thêm dầu mỡ nên ít năng lượng, khiến cháu tăng cân chậm.

Nếu con tôi (25 tháng tuổi) không chịu uống sữa bột mà chỉ uống sữa tươi thì có tốt không? (Trần Hoan, 27 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Con chị 25 tháng tuổi đã có thể ăn được rất nhiều các loại thực phẩm. Do đó, ở tuổi này, sữa cũng vẫn cần cho cơ thể. Còn việc sử dụng sữa tươi và sữa bột đều có thể được. Vì sữa tươi có thành phần gần giống như các sữa bột khác trừ một số hãng có thể cho thêm một số yếu tố vi lượng khác.

Con gái tôi 2 tuổi, mỗi lần cho ăn là khóc. Tôi thường nấu cháo từ nước xương hoặc thịt nạc vai, thêm ít rau. Cháu hay ngậm không chịu ăn. Xin chỉ cách cho tôi nên cho ăn cách nào, bao nhiêu trong một ngày và giờ nào là tốt nhất? (Mai Thi, 28 tuổi, Nha Trang)

Bác sĩ Lâm: Chị nên thay đổi món ăn thường xuyên, chọn những món mà cháu thích. Có thể tham khảo số bữa, thời gian ăn như sau

Giờ Thứ 2, 4 Thứ 3, 5 Thứ 6, CN Thứ 7
6h Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ
8h Cháo thịt lợn Cháo thịt gà Cháo thịt bò Cháo trứng
10h Chuối tiêu ½-1 quả Đu đủ 200 g Hồng xiêm 1 quả Xoài 200 g
11h Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ Bú mẹ
14h Súp thịt bò khoai Súp đậu xanh bí đỏ Cháo tôm Cháo lạc, bí đỏ
16h Nước cam Nước cam Nước cam Nước cam
18h Cháo cá Cháo lươn Cháo thịt lợn Cháo lươn

Nên cho cháu uống thêm men tiêu hóa Pepsin, bổ sung đa vitamin và khoáng chất để cháu ăn ngon miệng hơn.

Con trai tôi 4 tuổi, rất hay bị oẹ, nôn sau khi ăn và hay bị đi ngoài dù tôi đã rất cẩn thận giữ gìn vệ sinh. Một vài người nói cháu bị chứng ăn không tiêu hay chậm tiêu hóa. Như vậy có đúng không? Nếu vậy tôi cần phải làm gì? (Diệu Thúy, 27 tuổi, Hải Phòng)

Bác sĩ Lâm: Chị nên xem lại các thực phẩm cho cháu ăn có cân đối về mặt dinh dưỡng không. Có thể cho cháu ăn nhiều đạm nhiều béo quá cháu cũng không tiêu hóa được. Hoặc cho cháu uống quá nhiều nước ngọt có ga, trong bữa ăn cũng làm cho cháu đầy bụng khó tiêu hóa. Chị nên mang cháu đến tư vấn bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân thêm.

Thưa bác sĩ, khi nào cho trẻ ăn cháo băm được? Con tôi 11 tháng tuổi, có 4 cái răng nhưng vẫn chưa ăn cháo băm được, cháu cứ nôn ra hoài. Tôi nên làm sao? (Thanh Thanh, 24 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Con chị 11 tháng mới có 4 răng nên khi ăn thịt băm cho vào cháo cháu sẽ khó nhai, vì vậy thịt sẽ không được nghiền nhỏ làm cháu khó nuốt, dễ gây nôn. Ở tuổi này, chị nên ninh nhừ thịt bằng nồi hầm, sau đó xay nhỏ hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ ăn.

Xin bác sĩ cho biết thế nào là suy dinh dưỡng theo từng độ tuổi, tính theo cân nặng? (Phan Ngọc, 26 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Lâm: Muốn phân loại các cháu suy dinh dưỡng theo mức độ nào thì phải dựa theo một bảng số chuẩn của tổ chức Y tế thế giới. Các cháu nào có cân nặng dưới mức -2SD theo hằng số này được gọi là suy dinh dưỡng. Chị có thể tìm hiểu trong cuốn Hướng dẫn nuôi trẻ của Viện Dinh dưỡng, có bán tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng của Viện, ở 48B Tăng Bạt Hổ, Hà Nội.

– Xin Bác sĩ cho biết ăn óc heo nhiều (một ngày một bộ) có tốt cho trẻ không. Xin cảm ơn (Kieu Tram, 32 tuổi, 2/40/7 le van tho, f11, go vap)

Bác sĩ Lâm: Óc heo rất nhiều cholesterol. Nếu chị cho cháu ăn mỗi ngày một bộ thì không tốt cho sức khỏe của cháu. Mỗi tuần chỉ nên cho cháu ăn một bữa, mỗi bữa khoảng 30-40 gram là đủ.

Con trai tôi 3 tuổi, từ khi đi học mẫu giáo thì gầy đi dù cô giáo bảo cháu ăn hết suất (hiện cháu chưa nuốt được nên vẫn ăn cháo). Hiện cháu ăn sáng, trưa và một bữa phụ chiều ở lớp. Vậy khi về nhà nên cho cháu ăn như thế nào? Ở lớp cháu chỉ uống được 100 ml sữa và gần như không có hoa quả. Vậy sau bữa tối ở nhà có nên cho uống thêm sữa không (uống sữa tối sợ cháu đái dầm)? (Hạnh Hương, 32 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Yến: Nếu cháu đi mẫu giáo không tăng cân có nghĩa là khẩu phần ăn chưa đủ đối với cháu. Vì vậy, khi về nhà, cần phải tăng cường thêm các thức ăn khác, ví dụ khi đón từ nhà trẻ về cho cháu ăn thêm sữa hoặc sữa chua hoặc bánh, tối ăn một bữa nữa cùng gia đình (tốt nhất là tập cho cháu ăn cơm) và trước khi đi ngủ có thể cho uống thêm sữa vì con chị tăng cân chậm. Nếu cháu hay đái dầm thì có thể thay sữa bằng các thức ăn đặc như súp, các loại bánh xốp.

Cứ đến bữa ăn là cả nhà tôi phải vận dụng đủ mọi năng khiếu hoạt kê để dỗ cháu, nhiều khi hết cả hơi mới được bát con cháo. Nếu không thế thì cháu không chịu ăn. Xin chỉ cho tôi cách khắc phục tình trạng này. (Nguyễn Thành Nam, 35 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Lâm: Để kích thích cháu ăn ngon miệng, bạn nên thay đổi bữa, hôm nay cháo gà, mai cháo thịt lợn, cháo cá…, kèm theo rau xanh xay nhỏ và hoa quả để tăng cường tiêu hóa. Chú ý cho trẻ ăn đúng bữa, trước bữa ăn khoảng 1 tiếng không nên cho ăn quà hoặc bánh ngọt vì như vậy cháu sẽ có cảm giác chán ăn. Có thể cháu thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết nên cũng biếng ăn, nên bổ sung. Có thể cho cháu dùng thêm men tiêu hóa Pepsin trong 1-2 tuần để giúp cháu ăn tốt hơn.

Hằng ngày, tôi mua cả con gà hoặc cá chép, tim cật, bồ câu về hầm lấy nước nấu cháo cho con, nhưng nhưng không hiểu sao cháu vẫn còi, đã 15 tháng tuổi mà chỉ nặng hơn 8 kg? (Hạnh Hoa, 32 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Yến: Các loại thực phẩm trên mà chỉ lấy nước thì rất ít lượng đạm vì các loại đạm không tan trong nước. Do đó, dù chị hầm rất nhiều thịt nhưng trong nước nấu cháo không có đạm, chỉ có một vài axit amin, nên các bữa ăn của cháu vẫn thiếu đạm, dẫn đến thiếu năng lượng và các vi chất. Đạm là thành phần vận chuyển nhiều chất trong cơ thể. Chị cần cho trẻ ăn cả bã.

Gần đây trên thị trường có loại cháo dinh dưỡng ABC gồm nhiều loại: cháo thịt lợn, cháo tôm cua, có hai mức giá bán lẻ là 3000 và 5000 đồng. Bọn trẻ rất thích cháo này. Xin bác sĩ cho biết loại cháo này đã được kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm hay chưa? (Phạm Văn, 32 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Lâm: Nếu mà các loại cháo trên cho cháu ăn ngay sau khi nấu thì cũng tốt, vì là món cung cấp năng lượng và chất đạm cho cháu. Chúng tôi cũng chưa biết rõ thông tin về sản phẩm này. Nhưng những món thông thường chế biến ngay sau khi ăn thì thường đảm bảo vệ sinh, nếu nguồn thực phẩm ban đầu lựa chọn tốt.

Cháu nhà tôi được 6 tháng tuổi, tôi được bạn tư vấn ở Viện Dinh Dưỡng có bán bột với đủ các loại dưỡng chất, tôi có thể dùng loại đó thường xuyên cho cháu được không (Thu Trang, 28 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Tại Viện Dinh dưỡng đúng là có các loại bột do Viện Dinh dưỡng sản xuất, và của Bibica do Viện Dinh dưỡng tư vấn về thành phần dinh dưỡng. Những loại bột này có bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và men tiêu hoá rất thích hợp cho trẻ lứa tuổi ăn bổ sung. Chị dùng những loại bột này thường xuyên cho cháu là rất tốt.

Em bé 2 tháng của tôi rất biếng ăn. Tôi cho cháu đi khám thì được biết cháu mọc nanh (nanh như mụn trứng cá, mọc ở lợi và hàm ếch), đã nhể nanh 2 lần nhưng ăn vẫn kém và không chịu bú mẹ. Vậy có phải mọc nanh là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ không? (Hòa Hảo, 29 tuổi, TP HCM)

– Bác sĩ Yến: Nanh là các mụn nhỏ cứng mọc trên lợi, do đó khi trẻ bú sẽ rất đau, trẻ sợ ăn. Khi trẻ được nhể nanh cũng là một stress làm đau trẻ nên dễ gây cho trẻ sợ ăn. Vì vậy, khi trẻ nhiều nanh hoặc khi nhể nanh, có thể đổ thìa cho trẻ trong thời gian ngắn để trẻ đỡ đau.

Có phải cứ lười ăn là nên mua cốm vi sinh Biobaby hoặc các loại men tiêu hóa về dùng không? Tôi đã dùng thử những thứ này cho con mình nhưng cháu vẫn lười ăn và tăng cân chậm. (Tran Thu Huong, 31 tuổi, Phan Thiết)

Bác sĩ Lâm: Cốm Biobaby và men tiêu hóa có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa làm việc tốt hơn nhưng không có nghĩa cứ lười ăn là cho trẻ uống những thứ này. Lười ăn ở trẻ có nhiều nguyên nhân như tôi đã nói ở trên. Bạn chú ý xem xét tất cả các yếu tố để tìm hiểu nguyên nhân chính xác. Có thể nhờ sự giúp đỡ của các các sĩ khám và tư vấn dinh dưỡng.

Xin bác sĩ tư vấn cách cho bé 8 tháng tuổi ăn hoa quả. Số lượng bao nhiêu là đủ, những hoa quả nào bé đã có thể ăn được? (Thanh Bích, 24 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Nếu 8 tháng tuổi, thì cháu có thể ăn mỗi ngày 2 bữa, mỗi bữa khoảng 50-100 gram quả chín. Chị có thể cho cháu uống nước cam, quýt, hoặc ăn các loại hoa quả mềm như chuối tiêu, đu đủ, dưa hấu, xoài…

Con tôi đã 20 tháng tuổi, ngay từ nhỏ đã rất hay bị nôn trớ và đến nay vẫn vậy, mặc dù tôi chỉ bón từng miếng nhỏ. Có cách nào khắc phục tình trạng trên? (Bích Hương, 25 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Con chị đã 20 tháng mà vẫn bị nôn và nôn này xuất hiện từ nhỏ, chị cần đưa cháu đến bệnh viện để khám và chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản, để có hướng điều trị. Trong trường hợp chưa có chẩn đoán, chị nên cho cháu ăn thức ăn nhừ, nghiền và ít một.

Con tôi 5 tháng, được ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ. Từ 2 tháng nay tôi có rất ít sữa nên cháu không lên cân. Tôi thử cho con uống sữa bình nhưng cháu dứt khoát không chịu. Tôi cũng đang tập cho cháu ăn dặm 2 tuần nay nhưng chỉ 2 – 3 thìa là khóc. Thậm chí bây giờ cháu cũng rất lười cả bú mẹ. Tôi lo lắm, xin bác sĩ chỉ giúp. (Phạm Hải, 32 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Lâm: Vẫn nên tiếp tục cho con bú mẹ. Lúc mẹ đi làm, nên cho cháu uống sữa thêm bằng thìa. Khi cháu được tròn 6 tháng, thì mới nên cho cháu ăn thêm bột. Chị cũng nên đưa cháu đi khám tư vấn dinh dưỡng, có thể lứa tuổi này cháu cũng hay thiếu vitamin D dẫn đến biếng ăn.

Bé nhà tôi 20 tháng nhưng vẫn chưa ăn được cháo hạt mà chỉ ăn cháo xay. Xin hỏi việc xay cháo có mất nhiều chất dinh dưỡng không? (Diệu Thanh, 30 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Yến: Con chị ăn cháo xay cũng được vì các chất dinh dưỡng mất đi không nhiều lắm. Tuy nhiên, con chị đã 20 tháng, chị nên cho ăn tăng dần độ thô của thức ăn để cho trẻ tập nhai và luyện hàm, nếu không, trẻ sẽ không nuốt được các thức ăn thô và cơm khi trẻ lớn hơn.

Thưa bác sĩ, Philatop có sử dụng được cho trẻ biếng ăn không? (Hoài Giang, 24 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Lâm: Philatop thường được chế biến từ nguồn nhau thai giàu axit amin, vi chất dinh dưỡng, rất tốt cho trẻ biếng ăn, cũng như người lớn giai đoạn sau mổ hoặc suy nhược cơ thể.

Con tôi gần 3 tuổi rồi mà không chịu ăn thịt cá hay uống sữa, chỉ thích đồ ngọt như chè, bánh. Làm thế nào để cháu ăn uống bình thường, thưa bác sĩ? (Hạnh Hương, 32 tuổi, TP HCM)

Bác sĩ Lâm: Điều này nếu kéo dài không tốt cho sức khoẻ của cháu vì chất ngọt chỉ cung cấp mỗi năng lượng còn cháu sẽ thiếu đạm và các chất dinh dưỡng khác. Do vậy, chị nên chế biến món ăn từ thịt cá thật ngon cho cháu. Nếu cháu không thích uống sữa chị có thể cho cháu ăn sữa chua, pho mát hoặc trứng đánh với sữa và hấp cho cháu ăn.

Thưa bác sĩ Yến, có người khuyên tôi cho con uống thuốc bắc để chữa nôn trớ quá nhiều. Con tôi đã 4 tuổi thì đã uống được loại thuốc này chưa? (Phương Loan, 27 tuổi, Quảng Ninh)

Bác sĩ Yến: Con chị 4 tuổi, nôn trớ không còn là sinh lý nữa, chị cần phải đưa cháu tới các cơ sở y tế để chẩn đoán và tìm nguyên nhân. Còn việc dùng thuốc bắc để ức chế nôn chỉ là biện pháp tạm thời, chữa triệu chứng. Mặt khác, tôi không biết rõ loại thuốc chị định dùng cho con là thuốc gì, thành phần ra sao nên không thể khuyên chị cho cháu uống hay không được.

Con tôi 39 tháng, nặng 13kg, rất hay bị ói ọc và biếng ăn. Cháu ăn một ngày được 3 lưng bát cơm và 600 ml sữa. Tôi nên cho cháu uống thêm loại thuốc bổ nào để kích thích khả năng hấp thụ thức ăn của cháu? (Phùng Văn Huy, 36 tuổi, Nam Hà)

Bác sĩ Lâm: Tình trạng cân nặng con bạn như vậy là đang ở mức có nguy cơ suy dinh dưỡng (tốt nhất là cân nặng ở mức 14,6-18,7 kg). Để tăng cường khả năng hấp thu của cháu, bạn nên cho cháu uống thêm các loại men tiêu hóa kết hợp với chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhiều rau xanh, quả chín, có thể bổ sung đa vitamin và khoáng chất.

Nên cho trẻ ăn thôi ăn cháo để chuyển sang ăn cơm vào lúc nào? (Hòa Long, 29 tuổi, Ninh Bình)

Bác sĩ Yến: Về tuổi, nên cho trẻ chuyển từ cháo sang cơm khi trẻ được 2 tuổi, vì lúc này, răng của trẻ đã mọc đầy đủ. Trong trường hợp răng mọc chậm thì có thể muộn hơn, chờ đến khi trẻ đủ răng.

Con em 5 tháng tuổi. Bé chỉ chịu bú sữa khi ngủ, khi bé thức em phải đút muỗng. Xin bác sĩ cho biết lý do. Cho bé bú khi ngủ có tốt không ? (Tram Anh, 31 tuổi, TP HCM)

Giai dap truc tuyen ve bieng an va suy dinh duong o treBác sĩ Lâm: Khi bé thức chị cho bé ăn bằng thìa là tốt vì như vậy sẽ đảm bảo vệ sinh hơn là ăn bằng bình. Khi cháu ngủ thường có phản xạ bú tốt do vậy cháu hay bú ngủ. Cho bé bú khi ngủ cũng tốt nhưng phải theo dõi để tránh gây sặc cho cháu. Chị nên bỏ bình sữa ra kịp thời khi cháu không muốn bú nữa. Chị cũng không nên ngủ quên khi con còn đang bú sữa.

Con tôi năm nay tròn 3 tuổi, cháu hay bị táo bón. Một bác sĩ tiêu hoá nói rằng ăn nhiều sữa chua (1-2 hộp/ngày) cũng là nguyên nhân gây táo bón, có phải không? (Minh Châu, 29 tuổi, Hà Tĩnh)

Bác sĩ Yến: Trẻ 3 tuổi hay bị táo bón thường do chế độ ăn ít xơ, trẻ ít uống nước và trong một số trường hợp trẻ bị đại tràng dài. Còn sữa chua không gây nên táo bón. Chị có thể khắc phục bằng cách cho cháu ăn nhiều rau thái to, ăn nhiều xơ và uống nhiều nước. Nếu không hiệu quả, cần đi khám tìm nguyên nhân.

Con tôi 4 tháng, mẹ chồng tôi bảo phải cho ăn cơm nhai hoặc cháo cho cứng người. Tôi đọc báo thấy như thế là không nên, nhưng nhìn các cháu ở quê mới 4 tháng đã ăn cơm nhai mà vẫn khỏe mạnh béo tốt. Vậy nên hiểu như thế nào ạ? (Phan Hà, 28 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Khi trẻ được 4 tháng, hệ tiêu hoá của cháu chưa hoàn chỉnh. Cháu vẫn nên được tiếp tục bú mẹ hoàn toàn tới khi 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng mới nên cho cháu ăn bổ sung. Và cũng không nên cho cháu ăn cơm nhai hoặc cháo vào lúc này, cháu chưa tiêu hoá được. Nên bắt đầu ăn bổ sung bằng bột loãng, sau đó tăng dần theo tuổi của cháu.

Con tôi đã 4 tháng rưỡi nhưng không chịu ăn sữa ngoài, chỉ bú mẹ. Làm sao để trẻ có thể ăn thêm ngoài vì tôi phải đi làm rồi? (Thủy Nguyên, 27 tuổi, Hải Phòng)

Bác sĩ Yến: Nếu cháu bé tăng cân tốt, thì không cần ép cháu ăn thêm sữa ngoài. Chị có thể tranh thủ thời gian về cho cháu bú. Còn nếu chị ở xa thì trước khi đi làm, chị có thể vắt sữa để lại hoặc có thể thay được một bữa bột loãng trong ngày.

Con gái tôi 6 tuổi, trí tuệ và hoạt động bình thường, nhưng chỉ nặng có 14 cân. Cháu hơi lười ăn, mỗi bữa một bát, mỗi buổi tối đều uống sữa nhưng vẫn không khá hơn. Xin bác sỹ cho biết làm thế nào để thể trạng cháu được cải thiện tốt hơn? Có thể cháu bị bệnh còi xương hay bệnh gì khác không? Địa chỉ nào là nơi tốt nhất ở Hà Nội mà tôi nên đưa cháu đến khám và xin tư vấn? (Đoàn Thị Lâm, 32 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Lâm: Cân nặng của con gái bạn như vậy là bị thấp, bình thường trẻ gái nên là 19,5 kg, trẻ trai 20,7 kg mới tốt. Bạn phải tăng cường bữa ăn cho cháu cả về lượng và chất. Để biết cháu có bị còi xương hoặc bệnh gì khác không, nên đưa cháu đi khám tư vấn dinh dưỡng. Bạn có thể đưa cháu đến phòng khám tư vấn dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng tại 48 Tăng Bạt Hổ.

Tôi có cháu trai 34 tháng mà chỉ nặng có 12 kg. Từ tháng thứ 3 sau khi tiêm phòng về, cháu đã lười bú mẹ và chưa bao giờ chịu bú bình. Đến khi chuyển sang ăn bột và cơm thì cháu rất biếng ăn, gần đây lại thêm tật ngậm. Có phải do tiêm văcxin nên cháu bị như thế không? (Nguyễn Thị Hương, 26 tuổi, Hải Phòng)

Bác sĩ Lâm: Không phải do tiêm vắcxin mà cháu biếng ăn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cháu biếng ăn, do chế độ ăn không hợp lý, thiếu vi chất… Con chị 34 tháng mà nặng chỉ 12 kg thì có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Chị nên đến gặp các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn kịp thời.

Con tôi ra đời khi mới hơn 7 tháng, cân nặng 1,5 kg. Hiện cháu 33 ngày tuổi, nặng 1,9 kg, sức khoẻ tốt, đã tự ăn bằng vú giả (mẹ cháu mổ đẻ hiện vẫn mất sữa), dùng sữa cho trẻ thiếu tháng. Xin hỏi nên chọn sữa nào cho cháu, lượng bao nhiêu mỗi ngày? Lúc nào nên cho ăn bổ sung? Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến thị giác của cháu không vì cháu sinh thiếu tháng? (Phạm Thị Giang, 31 tuổi, Hà Nội)

Bác sĩ Yến: Con chị tăng cân trong tháng vừa rồi là chậm, vì vậy chị cần chọn những loại sữa cho trẻ dưới 6 tháng có năng lượng cao, tốt nhất là dùng những sữa mà thành phần đạm đã được thuỷ phân làm trẻ dễ tiêu hoá. Cháu của chị hiện tại cần ăn khoảng 400-450 ml sữa/1 ngày, chia làm 10 bữa. Khi cháu tròn 6 tháng hãy cho ăn bổ sung. Chế độ ăn cũng đóng góp một phần vào phát triển thị lực của trẻ nên chị nên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin A, choline.

Thưa bác sĩ, xin chỉ cho cháu cách cho ăn hợp lý mà không mất nhiều thời gian, dẫn đến mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm đã chế biến. (Hà Thị Hoa, 22 tuổi, Nghệ An)

Bác sĩ Lâm: Chị có thể dùng các bộ dinh dưỡng chế biến sẵn như Growsure có đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Nên cho cháu ăn vào lúc chị không có thời gian như buổi sáng hoặc buổi tối. Còn lúc khác có thể cho cháu ăn bột hoặc cháo do gia đình chế biến. Để không mất chất dinh dưỡng như rau xanh chị nên cho vào khi bột đã chín, đun sôi thêm một chút là được. Còn dầu ăn chị nên tắt bếp rồi mới cho dầu vào bột hoặc cháo của cháu thì sẽ tốt hơn.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến buổi tư vấn hôm nay. Hy vọng những thông tin sơ bộ trên sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu của các bậc phụ huynh. Do thời gian có hạn, chúng tôi hẹn gặp các bạn trong một dịp khác.

VnExpress

Ảnh: Hoàng Hà.

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Tham khảo thêm tại http://tim.vietbao.vn/suy_dinh_d%C6%B0%E1%BB%A1ng/

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Dinh dưỡng trẻ em, không thể xem thường

Posted by xpss trên 29/04/2009

Dinh duong tre em khong the xem thuong

Trẻ bị suy dinh dưỡng chủ yếu là do người nuôi trẻ thiếu hiểu biết cơ bản về thực phẩm, về dinh dưỡng cho trẻ. Ngay cả trong điều kiện chăm sóc tốt nhất, trẻ vẫn mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì rất đáng lo ngại.

Khi sinh, trung bình một đứa trẻ nặng 3 kg và dài 50 cm. Lúc bốn tháng, bé nặng gấp hai lần; khi một tuổi, nặng gấp ba lần; hai tuổi bé đã nặng gấp bốn lần. Chiều cao của trẻ cũng tăng nhanh ở những năm đầu. Sự phát triển của bộ não trong những năm đầu cũng đáng chú ý: lúc mới sinh não nặng khoảng 300g; đến sáu tháng nặng gấp hai lần, khi một tuổi não nặng gấp ba lần; hai tuổi não trẻ đạt 80% so với não người lớn.

Chuyện cung cấp dinh dưỡng cho trẻ tưởng đơn giản, nhưng thực tế lại không đơn giản chút nào bởi nhiều phụ huynh đã và đang phải đối mặt một thực trạng đáng lo ngại về dinh dưỡng cho trẻ em.

Ở người lớn, năng lượng ăn vào bằng với năng lượng cần tiêu hao; còn ở trẻ em, năng lượng ăn vào phải lớn hơn năng lượng tiêu hao vì trẻ em cần dự trữ năng lượng để phát triển. Suy dinh dưỡng là do năng lượng ăn vào giảm và năng lượng tiêu hao tăng. Khi bị suy dinh dưỡng, trẻ không tăng cân, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh nhiễm trùng gấp hai, ba lần.

Từ thực tế của một trong các trung tâm dinh dưỡng lớn của TP Hồ Chí Minh cho thấy, mỗi ngày có 700-800 ca khám và tư vấn dinh dưỡng thì có đến 40% ca gặp khó khăn về ăn uống, có nghĩa là tình trạng trẻ biếng ăn hiện trở thành rất phổ biến. Nếu như cách đây vài chục năm, nguyên nhân chủ yếu là thiếu ăn, thì hiện nay, chính sự thiếu hiểu biết về dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ lại là nguyên nhân chính. Có nhiều nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ: nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân tâm lý. Trong đó, nguyên nhân tâm lý thường xảy ra do những sai lầm trong việc nuôi con.

Nhiều phụ huynh không cho trẻ được tự xúc, tự ăn vì sợ trẻ ăn lâu mất thời gian hoặc làm đổ thức ăn. Thực đơn cho bé cũng thường bị áp đặt theo khẩu vị và theo chủ quan của người lớn. Trong môi trường ăn uống căng thẳng như thế, trẻ sẽ sợ ăn, dẫn đến rối loạn cơ chế no – đói, lâu ngày thành suy dinh dưỡng. Không ít phụ huynh tuy thấy con biếng ăn, chậm lớn, thay vì phải đưa con đến bác sĩ khám và tư vấn thì lại tự làm bác sĩ, cho uống bừa bãi các loại thuốc trị biếng ăn trên thị trường. Nguyên nhân thường gặp là do người nuôi trẻ thiếu hiểu biết cơ bản về thực phẩm, về dinh dưỡng cho trẻ.

Cũng có những sai lầm thường gặp do cho trẻ ăn dặm quá sớm, làm trẻ bị rối loạn hấp thụ, tiêu chảy. Ngược lại, ăn dặm quá trễ sẽ làm bé bị suy dinh dưỡng, sẽ không chịu ăn gì khác ngoài sữa mẹ trong khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Khi trẻ bị bệnh, cần bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt hơn để chống đỡ bệnh và phục hồi thì nhiều người lại bắt bé kiêng cữ, sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Cũng có người quan niệm ăn cơm sớm bé sẽ mau cứng cáp mà không hiểu rằng, ăn cơm khi chưa có răng hàm để nhai, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đi phân sống và…cũng sẽ bị suy dinh dưỡng. Trẻ bị thiếu nhiều chất, suy dinh dưỡng lâu ngày mà không biết hoặc bị ép ăn quá nhiều, sợ hoặc biếng ăn thường xuyên sẽ bị rối loạn hành vi tiêu hóa. Hiện tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng rất cao.

Ðể hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cần phải có chế độ ăn dặm đúng cách cho bé với bốn nhóm thức ăn bột – đạm – dầu – rau, phát hiện sớm tình trạng thiếu các chất đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ như: vitamin A, sắt, calci… Nếu thiếu các chất này, trẻ sẽ bị thiếu máu, còi xương, tầm vóc lúc trưởng thành bị hạn chế, bị các bệnh về mắt (khô giác mạc, quáng gà, thậm chí mù mắt)…

Bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em, giờ đây còn có thêm một vấn đề làm nhiều người phải quan tâm, đó là việc có quá nhiều trẻ dư cân và béo phì ở các thành phố lớn. Năm 1996 tỷ lệ trẻ dư cân và béo phì là 2%, đến năm 2000 đã tăng đến 3,1% và cho đến nay thì mức gia tăng đang ở mức báo động. Béo phì được coi là một bệnh, và nguy hiểm ở chỗ là bệnh mãn tính, vì là bệnh mãn tính nên tích tụ theo thời gian. Rất nhiều trường học hiện đang phải áp dụng các biện pháp làm giảm cân, chống béo phì cho trẻ, thậm chí tại các bệnh viện có không ít trẻ phải điều trị bệnh béo phì. Trẻ dưới 1 tuổi thường mập (đôi khi rất mập), nhất là từ tháng thứ 4-6. Ðây là giai đoạn bé tích mỡ nhanh nhất, nhưng lại chưa vận động nhiều để tiêu hao năng lượng.

Hai giai đoạn dễ xuất hiện béo phì dai dẳng ở trẻ em là trong hai năm đầu và vào khoảng 4-11 tuổi. Các bậc cha mẹ ngày nay thường thích con mình mập mạp và đánh đồng sự tròn trĩnh với tình trạng sức khỏe tốt nên có khuynh hướng cho trẻ ăn quá nhiều mà không quan tâm đến nhu cầu thật của cơ thể trẻ.

Phần lớn trẻ đều thích ăn quà vặt và rất dễ bị lôi cuốn bởi vô vàn thứ thức ăn bắt mắt. Khi đã béo phì rồi thì hậu quả cũng không xảy ra ngay mà phải một thời gian sau. 80% trẻ bị béo phì sẽ trở thành người lớn béo phì, sẽ bị một số bệnh mãn tính như: tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, tiểu đường, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, khớp, rối loạn chuyển hóa lipit trong máu. Trẻ béo phì lại thường nặng nề, chậm chạp, vụng về, dễ mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập bạn bè cùng trang lứa.

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Dược thảo chữa suy dinh dưỡng trẻ em

Posted by xpss trên 28/04/2009

Chỉ thực – vị thuốc chữa cam tích.

Y học cổ truyền gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam. Bệnh này luôn liên quan đến sự tích trệ thức ăn nên được gọi là cam tích. Đông y có rất nhiều vị thuốc đạt kết quả tốt trong điều trị bệnh này.

Trong y học cổ truyền, suy dinh dưỡng độ 1 được chữa như tiêu chảy; độ 2 (tiêu chảy suy dinh dưỡng) gọi là tỳ hư, gây chứng cam; độ 3 gọi là can cam (cam thể khô). Các dược thảo chữa cam gồm:

Bạch thược: Có tác dụng kháng khuẩn, ức chế co thắt cơ trơn, giảm đau; được dùng chữa đau bụng, tiêu chảy do co bóp quá mạnh, ra mồ hôi trộm, tiểu tiện khó. Ngày dùng 6-12 g bạch thược sống, dạng thuốc sắc.

Bạch truật: Có tác dụng chống viêm, chống loét các cơ quan đường tiêu hóa, chống suy giảm chức năng gan, tăng tiết mật, lợi tiểu. Là vị thuốc bổ dùng điều trị bụng trướng đầy, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mạn tính. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.

Cà rốt: Ngoài công dụng làm thức ăn, cà rốt được dùng cho người gầy còm, thiếu máu, ăn uống chậm tiêu, chữa lỵ mạn tính, trẻ em tiêu chảy, chậm lớn hay răng mọc chậm. Ngày dùng 20-50 g. Cà rốt còn được dùng làm nguyên liệu chế thành caroten.

Chỉ thực: Chữa ăn uống không tiêu, đầy hơi, tích trệ, tiểu tiện khó. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc.

Đẳng sâm: Có tác dụng bổ toàn thân, kích thích miễn dịch, tăng hồng cầu. Được dùng chữa tỳ vị hay kém ăn, tiêu chảy, cơ thể suy nhược.

Đậu ván trắng (bạch biển đậu): Quả non đậu ván trắng là món ăn giàu chất bổ, quả già cho hạt làm thuốc dùng bồi bổ cơ thể, chữa tỳ vị hư nhược, chán ăn, tiêu chảy lâu ngừng, đau bụng, nôn mửa, đầy bụng khó tiêu, trẻ em cam tích. Ngày dùng 6-12 g, sắc uống.

Hạt sen (liên nhục): Có tác dụng bổ tỳ, dùng điều trị tỳ hư, tiêu chảy mạn tính, kém ăn, cơ thể suy nhược. Ngày dùng 12-30 g, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Hoài sơn: Là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, viêm ruột mạn tính, tiêu chảy kéo dài. Ngày uống 12-24 g dạng thuốc sắc, thuốc bột.

Mạch nha: Chứa các chất men có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn có tinh bột, làm ăn ngon, trị sôi bụng.

Nga truật (nghệ đen): Có tác dụng tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa, dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi. Ngày dùng 3-6 g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Phục linh: Có tác dụng chống nôn, trị tiêu chảy kéo dài, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan. Được dùng làm thuốc bổ, chữa tỳ hư, kém ăn, bụng đầy trướng, tiêu chảy. Ngày dùng 5-10 g dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Sa nhân: Sa nhân và tinh dầu sa nhân có tác dụng kháng khuẩn, kích thích và giúp tiêu hóa, chữa ăn không tiêu, đau bụng lạnh, tiêu chảy. Ngày dùng 3-6 g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Trần bì: Chữa ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa. Ngày dùng 4-12 g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Ý dĩ: Do có lượng protid, chất béo và lượng tinh bột khá cao nên ý dĩ được coi là có tác dụng bổ, dùng chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, nhất là đối với trẻ em. Ý dĩ hầm với hạt sen và thịt nạc là một loại thức ăn, thuốc điều trị người gầy yếu, trẻ em suy dinh dưỡng. Ngày dùng 8-30 g, dạng thuốc sắc.

Điều trị suy dinh dưỡng do tiêu chảy

Bệnh do tỳ hư, còn gọi là tỳ cam, tương ứng với suy dinh dưỡng độ 2. Triệu chứng: Mặt vàng, người gầy, miệng khô, khát nước, sôi bụng, tiêu chảy. Có trường hợp do tân dịch giảm gây táo bón, bụng to, gân xanh nổi lên, nước tiểu đục trắng, rêu lưỡi trắng. Phương pháp chữa chính là bổ khí, bổ tỳ vị.

– Hoài sơn 12 g, bạch truật, sinh địa mỗi vị 6 g; cam thảo nam, thạch môn mỗi vị 4 g; sa nhân 2 g. Sắc uống ngày một thang.

– Hoài sơn, đậu ván trắng mỗi vị 8 g, bạch truật 6 g, chỉ thực, trần bì, kê nội kim mỗi vị 4 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu do tích trệ thức ăn, bụng trướng, thêm đại phúc bì, sơn tra, thần khúc mỗi vị 4 g. Nếu do nhiễm giun gây tích trệ, đau bụng, thêm sử quân tử 4 g.

– Hoàng liên, thần khúc, mạch nha mỗi vị 6 g; bạch truật, trần bì, cam thảo, nga truật, thanh bì, sử quân tử, hoàng liên mỗi vị 4 g; binh lang, tam lăng mỗi vị 2 g, lô hội 0,2 g. Sắc uống ngày một thang.

– Hoài sơn, ý dĩ, mạch nha mỗi vị 100 g; đẳng sâm, bạch truật mỗi vị 50 g; hạt cau, vỏ quýt mỗi vị 25 g. Tất cả sao vàng, tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi ngày uống 16-20 g bột.

– Chữa suy dinh dưỡng, tiêu chảy do nhiễm giun: Sơn dược, đậu ván trắng, sử quân tử, thần khúc mỗi vị 80 g; hoàng liên, sơn tra, bạch đậu khấu mỗi vị 40 g; binh lang 20 g, ngân sài hồ, mạch nha mỗi vị 6 g; lô hội 5 g. Tán nhỏ làm viên, ngày uống 4-8 g.

Điều trị suy dinh dưỡng thể khô

Bệnh do khí huyết hư, can thận hư, gọi là can cam, tương ứng với suy dinh dưỡng độ 3. Triệu chứng: Người gầy, da khô, bộ mặt già, tinh thần mệt mỏi, kém ăn, tiếng khóc nhỏ, rêu lưỡi mỏng khô, lông, tóc khô. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như khô loét giác mạc, loét miệng, tử ban (lắng đọng sắc tố), phù thũng… Phương pháp chữa là bổ khí huyết, bổ can, thận tỳ vị.

– Thục địa 12 g; hà thủ ô, kê huyết đằng, ý dĩ, đậu đen, hạt sen mỗi vị 8 g; bạch truật, ngũ gia bì, kê nội kim mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.

– Hoài sơn (sao) 60 g; phục linh, đậu ván trắng, sơn tra, mạch nha, thần khúc, đơn quy mỗi vị 45 g; bạch truật (sao), trần bì, sử tử quân, mỗi vị 30 g; hoàng liên, cam thảo mỗi vị 20 g. Tán bột, rây mịn, trộn với mật ong hoàn thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 3 g, ngày uống 2-3 lần.

– Đẳng sâm, bạch truật, thục địa, xuyên khung, đơn quy, bạch thược mỗi vị 8 g; phục linh 6 g; cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu loét khô giác mạc, thêm kỷ tử, cúc hoa mỗi vị 8 g. Nếu loét miệng, thêm ngọc trúc, thăng ma mỗi vị 6 g; hoàng liên 4 g. Nếu tử ban (lắng đọng sắc tố) thêm hoàng kỳ, a giao. Nếu có sốt mà xuất huyết, thêm sinh địa, rễ cỏ tranh mỗi vị 12 g; đan bì 6 g. Nếu có phù dinh dưỡng, thêm phục linh 12 g, quế chi 2 g.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Cách tăng agi cho MG (MU 1.0)

Posted by xpss trên 16/04/2009

01. Mg chiến agi không giới hạn tuy nhiên có 3 mức này bạn hack sẽ khó dis nhất :
agi 6800 ==> hack cao hơn 11500
agi 25000 =>28000 ==> hack cao hơn 11k
agi max ==> hack rất khó dis .

02. MG phép agi của bạn có thể ảnh hưởng tới việc đánh ra rồng hay không (thực ra đó là do Attack Speed) có các mức agi này bạn cần tránh :
Khoảng 9k==>12k , 19k==>22k5 và ~~30K trở lên thì đánh ra rồng rất kém .

Để khắc phục
* Nếu bạn đã tăng Point vào các khoảng kia thì bạn có thể đeo uniria hoặc Dinorant
* Bạn có thể copy các bản Player của phiên bản 97+ và MUFPT vào. Các bản player này đều có tính năng phụ ==> có thể tận dụng được

Tính năng phụ : Bóng lâu tan hơn ==> sau khi die có thể tiếp tục cày lv hoặc bem sau … Nhưng khuyến cáo các bạn không nên bem sau!

Sưu tầm của Holy_King

http://yega.game4v.vn/showthread.php?t=38860

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »